Chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đối với người mắc bệnh thiếu máu. Chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng, kém đa dạng có thể gia tăng nguy cơ mắc thiếu máu. Đặc biệt, thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu. Vậy, người mắc bệnh thiếu máu cần có chế độ dinh dưỡng như thế nào? Đọc ngay bài viết dưới đây để trả lời câu hỏi này nhé!
Mục lục
1. Chế độ dinh dưỡng khi mắc bệnh thiếu máu
Chế độ dinh dưỡng có tác động rất lớn tới tình trạng thiếu máu. Vì vậy, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng dành riêng cho người thiếu máu.
1.1. Tăng cường tiêu thụ thực phẩm giàu sắt
Sắt trong thực phẩm ở 2 loại, dạng sắt chứa heme và sắt không chứa heme (non-heme).
- Dạng heme. Dạng này có trong thức ăn có nguồn gốc động vật như: thịt bò, cừu, thịt nai, gan, động vật có vỏ (nghêu, sò, hàu,…), hải sản (như tôm, cua, cá hồi, các ngừ, cá rô, cá chim…). Sắt heme có thể dễ dàng được hấp thu ở ruột.
- Sắt không ở dạng heme (hay sắt non-heme). Dạng này chủ yếu ở ngũ cốc; rau củ (rau bina, rau muống, rau chân vịt, rau cải xoong, bông cải xanh…), các loại hạt (như hạt bí ngô, hạt điều, hạt hướng dương…); các loại đậu. Sắt non-heme hấp thu kém hơn, phụ thuộc vào sự có mặt của các chất hỗ trợ (như vitamin C) hay ức chế hấp thu sắt (như phytic, tannin…) trong khẩu phần ăn.
1.2. Bổ sung trái cây và rau quả
Trái cây và rau quả giàu axit citric hoặc axit ascorbic (ví dụ như trái cây họ cam quýt) giúp tăng hấp thu sắt không chứa heme. Vitamin C dễ bị phân hủy khi nấu chín, vì vậy khuyến khích ăn trái cây và rau chưa nấu chín (hoặc nấu chín nhẹ như hấp) để giữ được hàm lượng vitamin C cao.
Tuy nhiên, với trái cây và rau ăn sống, bạn cần rửa nhiều lần dưới vòi nước và ngâm nước muối để loại bỏ chất bẩn, vi sinh vật bám vào thực phẩm, cũng như chọn thực phẩm có nguồn gốc uy tín nhằm hạn chế thuốc trừ sâu, chất bảo quản… có hại cho sức khỏe.
1.3. Chú ý tương tác khi điều trị bệnh thiếu máu
Tránh kết hợp các chất ức chế hấp thu sắt sau với các bữa ăn có hàm lượng sắt cao. Ví dụ:
- Tránh uống trà và cà phê trong bữa ăn vì chúng chứa hàm lượng tannin cao, làm hạn chế sự hấp thu sắt. Bạn chỉ nên uống sau ăn khoảng 1 – 2 giờ để không ảnh hưởng tới quá trình này.
- Tránh kết hợp thực phẩm giàu canxi và sắt cùng lúc. Lí do là vì canxi có thể liên kết với sắt và giảm sự hấp thụ của nó. Bạn nên ăn các sản phẩm từ sữa (sữa, pho mát và các thực phẩm khác được làm từ sữa) như một bữa ăn nhẹ, không nên kết hợp trong bữa ăn chính.
- Tránh kết hợp thực phẩm có chứa phytat hoặc axit phytic (chẳng hạn như gạo lứt, các sản phẩm lúa mì nguyên hạt), chứa axit oxalic (chẳng hạn như đậu phộng, mùi tây và sô cô la…) với thực phẩm giàu sắt.
1.4. Chế biến thức ăn phù hợp khi bị bệnh thiếu máu
Chế biến thực phẩm phù hợp giúp tăng hấp thu chất dinh dưỡng. Cụ thể
- Sắt: áp dụng phương pháp nảy mầm, lên men và ngâm có thể cải thiện sự hấp thụ sắt, vì các quá trình này làm tăng lượng vitamin C và giảm lượng tannin, axit phytic trong thực phẩm. Ví dụ như ngâm giá đỗ.
- Vitamin A: thời gian nấu ngắn và hấp hơn là luộc sẽ duy trì hoạt động của pro-vitamin A.
1.5. Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin A/carotenoid:
Vitamin A được lấy từ thực phẩm có nguồn gốc thực vật (ví dụ như rau lá xanh, trái cây và rau màu cam/vàng) ở dạng pro-carotenoid. Ngoài ra còn từ các sản phẩm từ sữa, trứng, dầu cá và gan – những nguồn đặc biệt giàu retinol. Thêm vào đó, tiêu thụ chất béo cũng giúp cải thiện sự hấp thụ carotenoid từ chế độ ăn.
1.6. Bổ sung vitamin B12 và folat:
- Vitamin B12 được tìm thấy trong thực phẩm nguồn gốc động vật. Ví dụ động vật có vỏ, gan bò, các loại thịt, cá và gia cầm, cũng như các sản phẩm từ sữa.
- Trái cây họ cam quýt, đậu và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn cung cấp folate dồi dào.
» Xem thêm: Vitamin 3B và 7 công dụng tuyệt vời cho sức khỏe
2. 7 loại thực phẩm giàu sắt cho người mắc bệnh thiếu máu
2.1. Đậu nành
Tất cả các loại đậu khác nhau đều là nguồn cung cấp chất sắt tuyệt vời. Nhưng bạn cần chế biến chúng đúng cách để có được hiệu quả tối ưu. Đậu chứa axit phytic ngăn chặn sự hấp thụ sắt. Cách tốt nhất để giảm hàm lượng axit phytic là ngâm đậu qua đêm trong nước ấm trước khi nấu.
2.2. Bánh mì nguyên hạt
Bánh mì nguyên hạt là một nguồn cung cấp chất sắt không heme dồi dào giúp ngăn ngừa thiếu sắt. Trong ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng sắt cao. Đồng thời, nó cũng có chất ức chế sắt ở dạng axit phytic. Nhưng bánh mì nguyên hạt sau khi lên men từ ngũ cốc, axit phytic sẽ tự động giảm xuống. Chỉ một lát bánh mì nguyên hạt cung cấp cho cơ thể bạn khoảng 6% lượng sắt cần thiết hàng ngày.
2.3. Bột yến mạch
Mặc dù yến mạch có hàm lượng sắt cao nhưng chúng cũng chứa axit phytic ức chế sự hấp thụ sắt. Tuy nhiên, bạn có thể mua bột yến mạch bổ sung sắt. Bột yến mạch thông thường không được bổ sung sắt. Trong khi nhiều loại yến mạch ăn liền theo cơ sở dữ liệu dinh dưỡng của USDA, có thể đáp ứng 60% lượng sắt cần thiết hàng ngày. Bột yến mạch tăng cường cũng chứa vitamin B12 và các vitamin B khác.
2.4. Thịt đỏ:
Thịt đỏ, chẳng hạn như thịt bò và thịt lợn, chứa một lượng sắt heme cao và cơ thể dễ hấp thụ hơn so với sắt không có nguồn gốc thực vật. Gan là lựa chọn tốt nhất để tăng cường máu của bạn với sắt và vitamin B.
2.5. Trứng:
Trứng là thực phẩm có nhiều protein và vitamin rất tốt khi bị thiếu máu. Trứng cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống với rất ít calo. Một quả trứng lớn chứa khoảng 1mg sắt, cung cấp khoảng 7% RNI (Lượng dinh dưỡng tham khảo) cho nữ và 11% RNI cho nam. Quá trình đồng hóa sắt tăng lên khi được vổ sung vitamin C. Vì vậy, hãy uống một ly nước cam với trứng để hấp thu tối đa lượng sắt trong trứng.
2.6. Bơ đậu phộng:
Bơ đậu phộng là nguồn cung cấp sắt dồi dào. Chỉ cần 2 thìa bơ đậu phộng đã chứa khoảng 0,6 mg sắt. Bạn có thể hấp thu tối đa lượng sắt bằng cách ăn bánh mì sandwich bơ đậu phộng, cùng với 1 ly nước cam. Vitamin C trong nước cam làm tăng khả năng hấp thu sắt trong bơ đậu phộng.
2.7. Cải bó xôi (rau bina)
Rau bina là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và vitamin C. Ngoài ra, nó còn chứa vitamin A, B9, E cần thiết cho người thiếu máu. Một nửa chén rau cải luộc chứa 3,2 mg sắt. Rau bina có nhiều cách để chế biến. Tuy nhiên để tránh mất lượng vitamin C trong quá trình nấu, khuyến khích ăn kiểu salad hoặc sinh tố.
3. Nhu cầu sắt được khuyến nghị
Lượng sắt được khuyến nghị hàng ngày (RDA) phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính của một người.
- Trẻ dưới 6 tháng chỉ cần 0,27 mg sắt mỗi ngày.
- Nam giới từ 19–50 tuổi cần 8 mg mỗi ngày.
- Phụ nữ ở cùng độ tuổi cần 18 mg sắt mỗi ngày.
- Trong thời kỳ mang thai, mẹ nên tăng lượng sắt hàng ngày lên 27 mg một ngày.
- Những người bị thiếu máu do thiếu sắt cần được tăng cường đáng kể và cần 150 – 200 mg sắt mỗi ngày, hoặc 2–5 mg cho mỗi kg trọng lượng cơ thể của họ.
Thông thường, chế độ ăn uống phù hợp có thể cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu dưỡng chất. Tuy nhiên, nếu đã thay đổi chế độ ăn uống mà lượng sắt vẫn ở mức thấp thì bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể giới thiệu một số loại thực phẩm bổ sung như fumarate đen, gluconate đen, hoặc sulfat sắt. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng sắt bổ sung sao cho phù hợp với tình trạng của bạn.
4. Nâng cao sức khỏe phòng bệnh thiếu máu:
4.1. Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý phòng ngừa bệnh thiếu máu
- Hạn chế các gia vị, hương liệu và dầu mỡ. Khẩu phần ăn phải có đầy đủ các chất, bao gồm nhiều loại vitamin và các chất dinh dưỡng như sắt, folate, vitamin B12, C.
- Chế độ sinh hoạt, làm việc cân đối, kết hợp với việc rèn luyện nâng cao sức khỏe.
- Phụ nữ cần lưu ý đến chu kỳ kinh nguyệt của mình. Có thể bổ sung thêm thuốc bổ sung sắt và thức ăn giàu chất sắt.
4.2. Bổ sung bằng viên sắt phòng ngừa bệnh thiếu máu
Bên cạnh áp dụng chế độ ăn giàu sắt thì việc bổ sung các chế phẩm sắt cũng giúp chúng ta phòng ngừa bệnh thiếu máu dinh dưỡng, đặc biệt là với các đối tượng như phụ nữ có thai, trẻ em, phụ nữ đang có kinh nguyệt – nhu cầu sắt rất lớn.
Liều dùng với từng đối tượng:
- Phụ nữ có thai. nên uống 2 viên (chứa 60 mg sắt nguyên tố và 250 mcg folat) mỗi ngày vào ngay lần khám thai đầu tiên và duy trì đến trước đẻ.
- Đối với trẻ em dưới 1 tuổi. Nguồn sắt nên được cung cấp từ sữa mẹ và chế độ ăn hợp lý. Chú ý bổ sung các thực phẩm giàu sắt và vitamin C.
- Trẻ em trước tuổi đi học (dưới 6 tuổi). Nên cho bé uống những đợt ngắn từ 2 – 3 tuần, mỗi ngày 30 mg Fe nguyên tố dạng viên hoặc dạng nước vài ba lần mỗi năm.
- Học sinh. Tỉ lệ thiếu máu ở lứa tuổi này thấp hơn phụ nữ có thai và trẻ em trước tuổi đi học. Nên cho trẻ uống từng đợt ngắn, liều hàng ngày từ 30 – 60 mg sắt nguyên tố tùy theo tuổi và trọng lượng.
Cách dùng:
Nên uống viên sắt trước bữa ăn từ 30 – 60 phút là tốt nhất, để tăng cường hấp thu và sử dụng sắt trong cơ thể thì cần có chế độ giàu protein và vitamin C.
» Xem thêm: Top 4 nhóm sản phẩm nên bổ sung khi trẻ biếng ăn
4.3. Giữ gìn vệ sinh
Áp dụng các biện pháp ngăn ngừa mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virus và ký sinh trùng:
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở, khu vực sinh hoạt để ngăn ngừa vi khuẩn, nấm mốc, muỗi… làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
- Tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm như ăn chín uống sôi, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lựa chọn thực phẩm sạch, an toàn…
- Nên tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần để giảm bớt các nguy cơ mắc bệnh thiếu máu do ký sinh trùng như: giun đũa, giun móc…
- Lắng nghe cơ thể và phát hiện kịp thời các dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu cũng như các yếu tố nguy cơ thiếu máu.
4.4. Đối tượng đặc biệt: phụ nữ có thai và trẻ em
- Phòng ngừa nguy cơ thiếu máu trước – trong lúc mang thai – cho con bú.
- Với trẻ sinh thường, nếu kẹp rốn chậm từ 3 đến 5 phút sau sinh, lượng sắt từ dây rốn chuyển sang cho em bé dự trữ trong vòng 6 tháng đến 1 tuổi. Với những trẻ sinh mổ sẽ không được hưởng lợi ích này.
- Khẩu phần ăn của bà mẹ cho con bú đảm bảo đủ nhu cầu sắt. Cho em bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và bú kéo dài cùng với khẩu phần ăn dặm cân đối đủ các chất tạo sắt và kẽm đồng thời các chất dinh dưỡng thiết yếu khác như đạm, folat, vitamin C.
- Nuôi dưỡng đúng cách trong thời kỳ trẻ bệnh và sau khi vừa khỏi bệnh, không để trẻ bị nhiễm giun sán và các bệnh nhiễm trùng.
TỔNG KẾT
Bệnh thiếu máu là bệnh lý rất dễ bắt gặp. Nó ảnh hưởng nhiều tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Một chế độ ăn khoa học kết hợp với một lối sống lành mạnh, nghỉ ngơi đầy đủ có thể cải thiện và phòng ngừa bệnh thiếu máu. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần lưu ý khi mắc bệnh thiếu máu.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: