Đi ngoài phân sống là một trong những tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nó khiến trẻ giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột dẫn đến giảm sức đề kháng và sụt giảm cân ở trẻ nhỏ. Vì vậy việc đảm bảo được chế độ dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng cũng như các hoạt động của cơ thể rất quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi đi ngoài phân sống
Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi phần lớn chỉ sử dụng sữa mẹ và sữa công thức. Cần đảm bảo một lượng 14 gam chất xơ mỗi ngày cho bé. Chính vì vậy ta có thể điều chỉnh như sau:
1.1. Đối với những trẻ bú mẹ hoàn toàn
Mẹ giảm ăn những thức ăn khó tiêu chứa nhiều chất đạm như tôm, cua, cá, đồ ngọt, đồ chiên rán,… Mẹ bổ sung thêm những thực phẩm giàu chất xơ và nhuận tràng như rau xanh, bí đỏ, khoai lang,…
Chất dinh dưỡng mẹ nạp vào cơ thể sẽ truyền sang cho con khi trẻ bú. Vì thế, nếu mẹ ăn những thực phẩm nhiều đạm, nhiều dầu mỡ thì con sẽ khó hấp thụ và tiêu hóa.
1.2. Đối với những trẻ sử dụng sữa công thức
Các mẹ lưu ý đến thành phần có trong sữa khi chọn sữa cho con. Bởi trong sữa có nhiều loại protein như casein, đạm whey,… Chúng làm cho cơ thể bị dị ứng do nhận nhầm thành kháng nguyên. Hoặc đường lactose không được cơ thể trẻ hấp thu do thiếu enzym lactase bẩm sinh. Những điều này làm tăng tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ.
Nếu con uống sữa bị đi ngoài, các mẹ nên kiểm tra nguyên nhân có phải do sữa không. Như xem xét việc sử dụng sữa, hạn sử dụng,…. Các mẹ nên chọn những loại sữa có bổ sung chất xơ và lợi khuẩn. Ví dụ như dầu thực vật, maltodextrin, các enzym tiêu hóa như protease, amylase, lactase,… Đây là những chất hỗ trợ đường tiêu hóa của bé. Ngoài ra các mẹ nên tham khảo các sữa free lactose.
Cách chọn sữa cho bé đi ngoài phân sống
Để chọn sữa cho bé, bố mẹ cần kiểm tra kĩ bảng thành phần của sản phẩm. Thông thường, nhà sản xuất đã ghi rõ hàm lượng thành phần lactose, hoặc có dòng “không chứa lactose” trên bao bì sản phẩm. Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm sữa không lactose, gồm:
- Sữa có nguồn gốc từ sữa các động vật. Một số sữa có nguồn gốc từ bò, dê, cừu đã giảm hoặc không chứa lactose như sữa công thức cho trẻ sơ sinh không chứa lactose (tươi, tiệt trùng, bột, nguyên kem),..
- Sữa thực vật như. Các lựa chọn sữa không chứa lactose thông thường là sữa đậu nành, sữa gạo – ngọt hơn các loại sữa không chứa lactose khác (không dùng cho trẻ dưới 4,5 tuổi), sữa hạnh nhân, sữa dừa, sữa hạt điều, sữa hạt phỉ, sữa Hemp, sữa yến mạch, …
» Xem thêm: 6 món ăn bé bất dung nạp lactose nên tránh
2. Với trẻ 6 tháng – 1 tuổi đi ngoài phân sống
Ở độ tuổi này các bé bắt đầu tập ăn dặm. Vậy nên chế độ ăn dặm của bé hết sức quan trọng.
- Đối với những bé mới bắt đầu ăn. Mẹ nên tìm cho con những loại bột được làm từ sữa, ít đường và có thành phần gần giống sữa mẹ để giúp con thích nghi dần dần.
- Cho con tập ăn đồ ăn giàu chất xơ, dễ tiêu. Không nên cho con ăn đồ ăn dầu mỡ, có gia vị. Các mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm như: táo, lê, chuối nghiền nhuyễn, cam, quýt vắt lấy nước hoặc bí đỏ, khoai lang nghiền vừa cung cấp vitamin A, C, vừa giúp bé nhuận tràng dễ hấp thu.
- Mẹ nên ưu tiên cho con ăn những đồ ăn dạng lỏng, dạng mềm, đồ ăn thô, đồ luộc, hấp và chia nhỏ các bữa ăn. Đặc biệt, không nên cho con ăn những thực phẩm quá nhiều chất dinh dưỡng như cá hồi, cua,… và hạn chế chế biến các món ăn.
Các mẹ cũng nên lưu ý về thành phần sữa con dùng và có lựa chọn điều chỉnh phù hợp. Trong rất nhiều trường hợp, do bảo quản không tốt nên sữa bị nhiễm khuẩn, gây biến tính và mất chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu như gặp hiện trượng sữa đổi màu, có mùi mẹ hãy dừng sữa và không cho con uống để bảo hệ đường ruột của trẻ bởi những vi sinh vật có hại trong sữa.
3. Với trẻ trên 1 tuổi đi ngoài phân sống
Giai đoạn này đường tiêu hóa của bé cũng đã ổn định và làm quen được nhiều loại thực phẩm hơn. Tuy nhiên chế độ ăn và sữa cũng hết sức quan trọng:
3.1. Hoa quả:
Lựa chọn cho con các loại trái cây mềm như chuối, đào, dâu tây, hồng xiêm,… cắt lát mỏng, tươi. Lưu ý, không nên để quá 2 giờ sau khi cắt. Vì nó sẽ ảnh hưởng đến chất dinh dưỡng mà con tiêu hóa.
3.2. Bổ xung chất xơ:
Nguồn chất xơ tốt mẹ có thể bổ sung cho trẻ:
- Ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ có thể lựa chọn bổ sung cho trẻ dưới các dạng như bánh mì nguyên cám, mì ống, bột yến mạch và ngũ cốc vảy cám
- Các loại đậu. Có những loại đậu như đậu lăng, đậu đen, đậu tây, đậu nành và đậu gà
- Trái cây. Các loại quả mọng, táo có vỏ, cam và lê
- Rau xanh. Mẹ có thể bổ sung như cà rốt, bông cải xanh, đậu xanh và rau cải xanh
- Các loại hạt. Các hạt như hạnh nhân, đậu phộng và hồ đào rất tốt cho trẻ.
3. Sữa chua:
Sữa chua không chỉ cung cấp nguồn protein và canxi tuyệt vời cho quá trình hình thành xương và răng của trẻ. Đồng thời, nó còn cung cấp lợi khuẩn đường ruột probiotic, giúp trẻ dễ dàng hấp thu dinh dưỡng và bảo vệ đường tiêu hóa.
4. Protein:
Mẹ nên cho trẻ ăn thịt gà nạc, thịt lợn nạc. Đồng thời, không nên ăn quá nhiều mỡ và các loại thịt giàu protein như tôm, cua, cá,… để giúp đường tiêu hóa dễ hấp thu hơn.
5. Tinh bột:
Cho con uống nước gạo, nước cháo muối vừa cung cấp nước, vừa cung cấp lượng tinh bột cần thiết và dễ tiêu hóa.
6. Bổ sung nước và điện giải:
Ngoài ra, bổ sung cho con nước điện giải ORS khi trẻ đi ngoài phân sống lâu ngày để tránh con bị mất nước.
- Với trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml sau mỗi lần đi ngoài.
- Với trẻ trên 2 tuổi: 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài.
7. Khẩu phần ăn:
Mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày ra ít nhất là 6 lần. Không nên cho ăn quá nhiều một lúc.
Dù ở độ tuổi nào, các mẹ cũng nên bổ sung men vi sinh giúp con bổ sung lợi khuẩn đường ruột và đảm bảo chức năng của đường tiêu hóa.
4. Bổ sung lợi khuẩn Bifidobacterium – Giải pháp hữu hiệu cho bé đi ngoài phân sống
Bifidobacterium là một trong những thành phần chính và quan trọng của hệ vi khuẩn đường ruột. Có trên 95% hệ vi khuẩn ở trẻ bú mẹ, giúp tăng sức đề kháng và bảo vệ đường tiêu hóa của trẻ.
Trẻ đi ngoài phân sống
Lợi khuẩn Bifidobacterium nhờ gắn đích tại đại tràng nên hỗ trợ cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ nhỏ như:
- Thiết lập lại hệ cân bằng vi sinh đường ruột
- Tạo hàng rào vững chắc bảo vệ niêm mạc ruột
- Hỗ trợ chức năng tiêu hoá của trẻ giúp trẻ dễ hấp thu, ăn ngon hơn.
- Điều hoà nhu động ruột tại đại tràng giúp tống phân ra ngoài dễ dàng
- Bảo vệ đại tràng khỏi các yếu tố gây hại
Vì vậy, Bifidobacterium được coi là chìa khóa vàng giúp trẻ khắc phục đi ngoài phân sống hiệu quả.
Tình trạng đi ngoài phân sống sẽ không còn là nỗi lo của mẹ nếu mẹ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cùng cách chăm sóc phù hợp. Tùy từng giai đoạn, lứa tuổi và thể trạng, các mẹ cần có sự điều chỉnh phù hợp cho con mình. Vì vậy, các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia dinh dưỡng khi điều chỉnh chế độ ăn cho trẻ.
» Xem thêm: Men vi sinh nào tốt nhất cho trẻ đi ngoài phân sống?
Nguồn tham khảo
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.