Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tóc bé rụng nhiều ở phần sau gáy, tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Khi thấy bé gặp hiện tượng này, chắc hẳn nhiều bà mẹ rất lo lắng không biết nguyên nhân do đâu và trẻ rụng tóc vành khăn nên uống gì để khắc phục tình trạng này. Sau đây sẽ là câu trả lời cho bạn:
Mục lục
- 1. Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là gì?
- 2. Nguyên nhân khiến trẻ rụng tóc vành khăn:
- 3. Trẻ rụng tóc vành khăn có phải do thiếu canxi không?
- 4. Ba điều cần làm khi bé bị rụng tóc vành khăn:
- 4.1. Điều chỉnh tư thế khi ngủ cho bé:
- 5. Trẻ rụng tóc vành khăn có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?
- 6. Tổng kết
1. Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là gì?
Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tóc bé rụng nhiều ở phần sau gáy, tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ dưới 6 tháng tuổi.
2. Nguyên nhân khiến trẻ rụng tóc vành khăn:
Có 4 nguyên nhân chính khiến trẻ rụng tóc vành khăn. Đó là:
2.1. Trẻ rụng tóc vành khăn do tư thế khi ngủ:
Tư thế ngủ thẳng rất tốt cho bé, giúp bé tránh khỏi hiện tượng nghẹt thở khi ngủ. Tuy nhiên, tư thế này cũng có nhược điểm là làm tóc trẻ cọ xát nhiều xuống chiếu. Trẻ sơ sinh có tóc còn mỏng và yếu. Do đó sự ma sát này có thể khiến tóc bé rụng thành hình vành khăn.
2.2. Trẻ rụng tóc vành khăn do thiếu chất dinh dưỡng:
Có rất nhiều chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới quá trình mọc tóc của trẻ như vitamin D, canxi, sắt, biotin… Trẻ rụng tóc vành khăn thường do nguyên nhân là thiếu vitamin D.
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc bắt đầu và hoàn thành chu kỳ tóc bình thường. Thụ thể vitamin D (VDR) rất cần thiết cho sự phát triển của các sợi lông anagen trưởng thành. Trong trường hợp không có VDR, các tế bào gốc trong phần phình ra của nang lông bị suy giảm khả năng tái tạo. Kết quả là gây rụng tóc ở trẻ. Do mối liên hệ này, việc bổ sung đủ lượng vitamin D có thể hỗ trợ sự phát triển và mọc lại của tóc.
2.3. Rụng tóc vành khăn do suy giảm hormone:
Khi em bé còn trong bụng mẹ, nhau thai sẽ tiết ra một loại hóc môn có tên là progesterone, estrogen giúp thai nhi có khả năng phát triển khỏe mạnh. Thế nhưng sau khi được sinh ra đời, thành phần hóc môn này sẽ từ từ sụt giảm. Điều này khiến cho số lượng tóc bị rụng đi nhiều trong khi đó phần tóc mới thì lại không chịu mọc thêm.
2.4. Trẻ bị nấm da đầu dẫn tới rụng tóc hình vành khăn
Bé bị rụng tóc vành khăn hay rụng nhiều tóc có thể là một biểu hiện của bệnh nấm da đầu. Cha mẹ cần chú ý đến nguyên nhân này khi thấy bé có các dấu hiệu bất thường khác như hay đưa tay lên cào gãi, vò đầu, bứt tóc; có nhiều nốt sần và vảy gàu li ti nằm rải rác trên da đầu.
Ngoài ra, bé có thể bị rụng tóc vành khăn do tổn thương ngoại lực, bé sốt cao…
3. Trẻ rụng tóc vành khăn có phải do thiếu canxi không?
Nhiều bà mẹ có xu hướng bổ sung ngay canxi khi trẻ bị rụng tóc vành khăn. Như đã nói ở trên, rụng tóc vành khăn có thể do nhiều nguyên nhân. Việc bé rụng tóc vành khăn có thể là do thiếu vitamin D và canxi (vì những chất này cần thiết cho sự phát triển lông, tóc, móng…). Tuy nhiên không phải tất cả trường hợp đều vậy. Nếu thấy bé có kèm theo các dấu hiệu như: bé thường xuyên quấy khóc về đêm; ra nhiều mồ hôi trộm… thì rất có thể là bé đang thiếu những chất dinh dưỡng này. Lúc này mẹ cần đưa bé đi xét nghiệm máu. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ thiếu hụt và lựa chọn liều bổ sung canxi phù hợp.
4. Ba điều cần làm khi bé bị rụng tóc vành khăn:
4.1. Điều chỉnh tư thế khi ngủ cho bé:
Khi bé có dấu hiệu rụng tóc vành khăn, mẹ nên là thay đổi tư thế khi ngủ cho bé. Điều này sẽ giảm sự ma sát giữa đầu bé với chỗ nằm. Từ đó cải thiện tình trạng rụng tóc của trẻ. Để bé thoải mái hơn khi ngủ, mẹ có thể đặt bé nằm nghiêng sang một bên. Tuyệt đối không cho bé nằm úp khi ngủ để tránh bé bị ngạt thở.
Khi bé còn thức, chơi đùa, mẹ nên thường xuyên thay đổi tư thế và đôi lúc có thể đặt bé nghiêng sang một bên. Điều này vừa giúp bé tập lẫy, chuẩn bị cho những bước đi đầu tiên sau này; vừa giảm thiểu khả năng rụng tóc do tư thế nằm.
4.2. Dùng vải satin làm vỏ gối cho trẻ bị rụng tóc
Mỗi khi đặt con nằm, mẹ có thể dùng một miếng vải satin lót đầu cho bé. Vải satin trơn, ít cọ xát vào da đầu. Thêm vào đó, nó còn giúp giữ độ ẩm cho tóc, ngăn ngừa rụng tóc ở trẻ nhỏ. Thay vì lau khô tóc ướt của con bằng khăn bông hay khăn xô, satin cũng là một gợi ý không tồi giúp mẹ bảo vệ mái tóc của trẻ.
4.3. Bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bé:
Mẹ nên lập cho bé một chế độ dinh dưỡng cân bằng, với đầy đủ nhóm chất như tinh bột, chất béo, protein, vitamin và khoáng chất để bé có sự phát triển toàn diện. Trong đó, ưu tiên bổ sung vitamin D và canxi cho bé.
Vitamin D rất cần thiết cho sự hấp thụ canxi và quá trình khoáng hóa xương. Đây cũng là vitamin quan trọng trong sự phát triển các nang lông, từ đó giúp bé mọc tóc. Vì vậy, việc bổ sung vitamin này là rất cần thiết. Mẹ có thể cung cấp thêm vitamin D cho bé bằng cách:
4.3.1. Tắm nắng cho trẻ
Thời điểm tốt nhất để tắm nắng cho bé là vào khoảng 11 giờ – 14 giờ, trong 5 – 10 phút mỗi ngày. Việc này giúp cho trẻ tổng hợp vitamin D3 từ ánh nắng mặt trời. Chắc hẳn tới đây, nhiều mẹ sẽ thắc mắc rằng “Khoảng thời gian buổi trưa ánh nắng quá mạnh và mức UV cao có gây hại cho bé không?”. Trên thực tế, vitamin D3 được tổng hợp trên da cần sự có mặt của tia UVB; mà thời điểm có mức UV cao nhất là vào giờ trưa. Vì vậy đây là thời điểm tốt nhất để bổ sung vitamin D cho bé. Tuy nhiên, để tránh tác động quá mạnh của ánh nắng mặt trời, mẹ cần nhớ những điều sau:
- Chỉ tắm nắng khi cường độ ánh sáng không quá mạnh, tránh tắm nắng vào trưa mùa hè.
- Không nên cho bé tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời có hàm lượng tử ngoại cao. Bởi ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng xấu tới làn da còn mỏng manh của bé.
- Thời gian tắm nắng chỉ nên trong 5 phút, không nên quá lâu.
Chính vì vậy, tắm nắng không phải giải pháp tối ưu nhất để bổ sung vitamin D cho trẻ.
4.3.2. Bổ sung vitamin D và canxi thông qua thực phẩm:
Ánh nắng mặt trời có thể giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể. Tuy nhiên, với những vùng có ít ánh nắng, vào mùa đông hay bé có da sẫm màu thì việc tổng hợp vitamin D sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Các nhà khoa học cũng đã phát hiện những tác động tiêu cực của tử ngoại lên cấu trúc da trẻ. Do đó, việc bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm là vô cùng cần thiết & an toàn.
Với những bé dưới 6 tháng tuổi:
- Trẻ cần được bú mẹ đủ lượng và bú vào nhiều lần trong ngày để có đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển nói chung của cơ thể và của mái tóc nói riêng. Đồng thời người mẹ cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng như protein, omega-3, canxi, vitamin và các khoáng chất, … cần thiết để đảm bảo chất lượng dòng sữa cho con.
- Sữa mẹ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho bé nhưng lại chứa ít vitamin D3. Vì vậy việc bú mẹ hoàn toàn có thể khiến bé thiếu vitamin này. Mẹ có thể cho bé bổ sung thêm sữa công thức có vitamin D để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.
- Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ nên được bổ sung 10 mcg (400 IU) vitamin D mỗi ngày.
Với những trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên:
Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu ăn dặm, vì vậy mẹ có thể bổ sung vitamin D và canxi thông qua chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng này. Sau đây là những thực phẩm giàu vitamin D và canxi cho bé.
Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá ngừ, dầu gan cá tuyết, cá ngừ…
- Cá hồi: Cá hồi hoang dã chứa khoảng 988 IU vitamin D mỗi khẩu phần; trong khi cá hồi nuôi trung bình chứa 250 IU, tương ứng với 124% và 32% DV.
- Cá trích: Cá trích chứa 216 IU vitamin D trong mỗi khẩu phần (100 gram).
- Dầu gan cá tuyết: Dầu gan cá tuyết chứa 448 IU vitamin D mỗi muỗng cà phê (4,9 ml).
- Cá ngừ: Cá ngừ đóng hộp chứa 268 IU vitamin D mỗi khẩu phần.
Gan bò:
- Sau các loại cá béo, gan bò là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Một khẩu phần ăn chứa 3 oz (85 g) gan bò có thể cung cấp cho bé khoảng 10% nhu cầu hàng ngày.
Lòng đỏ trứng gà:
- Trứng từ gà mái nuôi thương mại chỉ chứa khoảng 37 IU vitamin D cho mỗi lòng đỏ.
Nấm:
- Nấm là nguồn thực vật tốt nhất cung cấp vitamin D. Chúng có thể cung cấp 130–450 IU vitamin D2 cho mỗi 3,5 ounce (100 gram).
Sữa bò:
- Sữa bò là nguồn cung cấp dồi dào của nhiều chất dinh dưỡng; bao gồm canxi, phốt pho và riboflavin. Ở một số quốc gia, sữa bò được tăng cường vitamin D. Nó thường chứa khoảng 115–130 IU mỗi cốc (237 ml), hoặc khoảng 15–22% DV.
4.3.3. Sử dụng thêm thực phẩm chức năng cho bé:
Mẹ cũng có thể bổ sung vitamin D từ thực phẩm chức năng để cung cấp đủ vitamin D cho bé.
Hướng dẫn cách bổ sung vitamin D cho bé thông qua các chế phẩm trên thị trường:
- Theo khuyến cáo của Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ, trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ một phần (uống kèm sữa công thức) cần được bổ sung vitamin D liều 400 IU mỗi ngày; bắt đầu vài ngày sau khi sinh.
- Ngừng dùng vitamin D khi bé đã cai sữa và uống mỗi ngày 1 lít sữa có bổ sung vitamin D (sữa công thức với trẻ < 12 tháng hoặc sữa bò với trẻ >12 tháng). Nếu bé uống ít hơn 1 lít sữa mỗi ngày thì vẫn cần bổ sung 400 IU vitamin D / ngày. Tiếp tục cho bé uống đủ 1 lít sữa giàu Vitamin D mỗi ngày.
- Trẻ lớn không nhận đủ 400 IU vitamin D mỗi ngày thông qua thực phẩm cũng cần được bổ sung vitamin D hàm lượng 400 IU / ngày.
- Trẻ em dưới 5 tuổi: Có thể dùng đến 35 đơn vị / pound / ngày. (1 pound vào khoảng 450 gam).
- Trẻ em từ 5–10 tuổi: Khoảng 400 IU mỗi ngày. Có thể dùng đến 2.500 IU / ngày.
Tiêu chí chọn các chế phẩm bổ sung cho bé:
- Ưu tiên các chế phẩm D3 có bổ sung thêm vitamin K2. Bởi điều này giúp cho sự phát triển xương của trẻ. Vitamin D3 giúp hấp thu canxi ở ruột. Tuy nhiên canxi cần vitamin K2 để định hướng tới đích là xương, giúp xương chắc khỏe.
- Nên lựa chọn các nhãn hiệu có 400 IU vitamin D3 / liều để cung cấp đủ lượng khuyến nghị cho bé.
- Chọn vitamin D3 K2 dạng giọt để bé dễ hấp thu.
- Chọn Vitamin D3 K2 MK7 tinh khiết, đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu.
- Chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, thuộc những thương hiệu uy tín trên thị trường.
- Vitamin D3 K2 không mùi vị, phù hợp với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
5. Trẻ rụng tóc vành khăn có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?
Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng dễ gặp phải tình trạng rụng tóc sau gáy. Cứ 10 trẻ trong độ tuổi này thì có 3 – 4 trẻ bị rụng tóc nhiều sau gáy.
Khi trẻ còn ở trong bụng mẹ, các chất dinh dưỡng của cơ thể mẹ trực tiếp ảnh hưởng tới sự phát triển tóc của bé. Sau khi trẻ sinh ra, sự thay đổi môi trường, hormone và nhiều yếu tố khác dẫn tới nhiều sự thay đổi trên cơ thể bé và một trong số đó là tóc bị rụng. Do đó, tình trạng rụng tóc trong trường hợp này không quá đáng lo. Tuy nhiên, tình trạng rụng tóc sau gáy vẫn tiếp tục sau 6 tháng tuổi và không có dấu hiệu giảm bớt, mẹ nên nghĩ tới các nguyên nhân khác như nấm da đầu, chế độ dinh dưỡng kém, thiếu Canxi, thiếu Vitamin D, còi xương,…
Lúc này, tóc rụng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của trẻ không ổn định. Mẹ cần đưa trẻ đi khám để biết được nguyên nhân chính xác từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp. Khi thấy xuất hiện những biểu hiện, triệu chứng sau đây, mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ:
- Vùng hói có biểu hiện bất thường: ửng đỏ, bong tróc, có vảy,…
- Trên đầu trẻ lấm tấm các đốm hói nhỏ với kích thước khác nhau.
- Trẻ bị ốm sốt, bỏ ăn, hay bị trớ cùng với thời gian rụng tóc.
- Trẻ bị rụng tóc kéo dài trên 6 tháng.
6. Tổng kết
Rụng tóc vành khăn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng tóc bé rụng nhiều ở phần sau gáy, tạo thành hình vành mũ xung quanh đầu. Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng này là do bé nằm cố định một tư thế; do nấm da; sự thay đổi hormone hoặc do bé đang thiếu chất (canxi, vitamin D). Cách khắc phục hiệu quả khi bé gặp phải tình trạng này là thay đổi tư thế nằm cho bé và bổ sung thêm chất dinh dưỡng thông qua thực phẩm và chế phẩm bổ sung. Mong rằng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.
Mọi chi tiết thắc mắc vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: BabyCenter