Đối với trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh giấc ngủ vô cùng quan trọng. Giấc ngủ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khoẻ của trẻ. Nhu cầu ngủ của các bé là khác nhau và thay đổi theo từng giai đoạn. Tuy nhiên tình trạng trẻ sơ sinh ngủ ít khiến cha mẹ vô cùng mệt mỏi và lo lắng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết dưới đây để đưa ra giải pháp phù hợp với con mình!
Mục lục
- 1. Nhịp sinh lý giấc ngủ của bé sơ sinh
- 2. Hậu quả của trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không sâu giấc
- 3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh lý giấc ngủ của trẻ
- 4. 10 giải pháp cải thiện giấc ngủ sinh lý cho trẻ
- 4.1. Đeo hoặc đặt tỏi ở đầu giường trẻ
- 4.2. Lá trầu không đắp rốn cho trẻ nếu trẻ sơ sinh ngủ ít
- 4.3. Nấu nước lá vông nem cho trẻ uống
- 4.4. Uống nước gừng phối hợp với cam thảo
- 4.5. Trẻ cần bú đủ sữa trước khi đi ngủ
- 4.6. Phối hợp hành động ôm, vỗ về cùng âm thanh nhẹ, xoa lưng cho bé
- 4.7. Cho bé ngậm núm vú giả khi trẻ sơ sinh ngủ ít
- 4.8. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé khi trẻ sơ sinh ngủ ít
- 4.9. Đặt trẻ nằm trong phòng tối, tránh tiếng ồn, thoáng khí
- 4.10. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ
- 5. Các loại tinh dầu cải cho trẻ sơ sinh ngủ ít
- 6. Mẹ cần ăn gì khi trẻ sơ sinh ngủ ít?
- Tổng kết
1. Nhịp sinh lý giấc ngủ của bé sơ sinh
Nhịp sinh lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh thay đổi theo từng gian đoạn, bởi con chưa biết về chu kỳ ngày đêm khi đó trẻ sẽ ngủ theo nhu cầu của mình theo chu kỳ dưới đây
Giấc ngủ của mỗi em bé là khác nhau. Có em bé sơ sinh ngủ nhiều, có em bé ngủ ít tuỳ vào nhu cầu của con. Nhưng nếu bé ngủ quá ít điều đó sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của trẻ.
2. Hậu quả của trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không sâu giấc
Khi trẻ sơ sinh ngủ ít, ngủ không đủ giấc theo nhịp sinh lý bình thường sẽ gây ra những ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể vô cùng nghiêm trọng như:
- Não bộ kém phát triển, giảm trí nhớ, không tập trung: Em bé thức quá lâu khiến não bộ phải hoạt động và xử lý thông tin thường xuyên dẫn đến tình trạng quá mức, không được nghỉ ngơi, suy giảm chức năng của nơ ron thần kinh, giảm khả năng tiếp nhận và truyền đạt thông tin dẫn đến giảm trí nhớ, giảm số lượng tế bào thần kinh
- Rối loạn cảm xúc: Việc ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thần kinh khiến trẻ thường xuyên cáu, giận dữ, cười,… không kiểm soát để lâu có thể dẫn đến stress, lo âu
- Tăng cân, béo phì: Thiếu ngủ dẫn đến thay đổi hormone phân huỷ glucose và kiểm soát khẩu vị làm bé tăng nguy cơ thừa cân béo phì.
- Hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD): khi mắc hội chứng này trẻ thường khó tập trung, không kiểm soát được hành vi, hay quên và bị phân tâm
- Suy giảm miễn dịch: Giấc ngủ giúp cải thiện chức năng của tế nào lympho T, đảm bảo vai trò miễn dịch của cơ thể. Nếu không ngủ đủ giấc, hệ miễn dịch của trẻ sẽ suy giảm. Từ đó dẫn đến tình trạng hay ốm, dễ nhiễm khuẩn của trẻ
3. Nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến sinh lý giấc ngủ của trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ít ngủ, ngủ không sâu giấc. Và điển hình trong số đó là những nguyên nhân và các yếu tố dưới đây:
- Bé không phân biệt được đêm hay ngày: giấc ngủ của con bị đảo lộn khiến con ngủ không đúng giờ giấc
- Bé bị đói: lượng ăn của con theo cữ và khi sữa tiêu hoá hết khiến con trằn trọc khó ngủ, và bé thức dậy để được no bụng
- Em bé không được khoẻ: khi cơ thể của con gặp khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, ngứa ngáy, nổi mẩn,… con sẽ cảm thấy không khoẻ, mệt mỏi và khó vào giấc ngủ, hay quấy khóc.
- Tã của con bị bẩn: Khi con đi ị, đi tiểu thì bỉm của con sẽ bị bẩn, dẫn đến con bí bách, muốn được vệ sinh sạch sẽ
- Con muốn được ôm ấp vỗ về: đối với trẻ sơ sinh, hơi ấm của cha mẹ rất quan trọng. Đôi khi con cảm thấy lạ lẫm với môi trường xung quanh không giống trong bụng mẹ. Lúc này hơi ấm của mẹ giúp con yên tâm ngủ ngon
- Con bị nóng hoặc lạnh: thân nhiệt của trẻ sơ sinh khác với người lớn, vì vậy việc đảm bảo thân nhiệt cho con rất quan trọng
- Môi trường xung quanh tác động: âm thanh lớn, độ ẩm cao hay ánh sáng mạnh là tác nhân khiến bé khó ngủ.
- Thiếu hụt chất sắt hoặc canxi: việc thiếu sắt hoặc canxi ảnh hưởng lên não bộ khiến trẻ bồn chồn lo lắng, sợ hãi dẫn đến mất ngủ.
4. 10 giải pháp cải thiện giấc ngủ sinh lý cho trẻ
§ Mẹo dân gian:
4.1. Đeo hoặc đặt tỏi ở đầu giường trẻ
Đây là phương pháp rất phổ biến và được áp dụng nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Theo quan niệm dân gian xưa, tỏi là vật mang tính dương do được sử dụng nhiều trong sinh hoạt. Đồng thời tỏi còn mang hương cay nồng giúp xua đuổi âm khí, biểu hiện của sự ấm nóng giúp loại bỏ hơi lạnh. Vì vậy điều này sẽ giúp con ngủ ngoan hơn và sâu giấc hơn.
4.2. Lá trầu không đắp rốn cho trẻ nếu trẻ sơ sinh ngủ ít
Lá trầu không được coi như một loại kháng sinh kháng các loại vi khuẩn được sử dụng lưu truyền trong Đông y bởi có chứa tinh dầu và alkaloid. Điều này cực kỳ hiệu quả và an toàn với trẻ sơ sinh. Khi hơ lá trầu không, hơi ấm của lá trầu sẽ giúp bụng bé được giữ ấm. Bên cạnh đó, mùi thơm của tinh dầu có trong lá trầu giúp bé êm ái dễ đi vào giấc ngủ, tránh được sự xâm nhập của vi khuẩn có hại.
4.3. Nấu nước lá vông nem cho trẻ uống
Lá vông nem được biết đến là một vị thuốc giúp an thần, trị mất ngủ vô cùng hiệu quả. Với thành phần hoá học chứa các alkaloid và saponin, vông nem được dân gian sử dụng với nhiều công dụng khác nhau nhưng phổ biến nhất là mất ngủ. Vông nem sẽ giúp bé từ từ chìm vào giấc ngủ và ngon ngon sâu giấc.
Sử dụng: Đun 6 – 8 lá vông nem với nước uống mỗi ngày. Có thể sử dụng với lá lạc tiên
4.4. Uống nước gừng phối hợp với cam thảo
Tinh dầu có trong gừng giúp hệ tiêu hoá khoẻ mạnh, giảm đầy hơi chướng bụng. Cam thảo có vị ngọt và mùi thơm dịu nhẹ. Hơi ấm của gừng và hương thơm của cam thảo sẽ giúp bé ngủ ngon, êm dịu hơn. Ngoài ra vị ngọt của cam thảo sẽ giảm được độ cay nồng của gừng giúp bé dễ sử dụng. Khi đó hệ tiêu hoá của bé khoẻ mạnh cung sẽ giúp bé yên tâm tròn giấc.
§ Mẹo hiện đại
4.5. Trẻ cần bú đủ sữa trước khi đi ngủ
Đối với trẻ nhỏ được chia cữ ăn từ 3 – 4 giờ một lần. Tuy nhiên vào ban đêm nhiều cha mẹ quên đi cữ của con làm con không được no bụng. Từ đó dẫn đến việc trằn trọc khó ngủ và quấy khóc. Vì vậy, đảm bảo con no phục vụ cho quá trình tiêu hóa và hấp thu của con vô cùng quan trọng. Bố mẹ nên hết sức lưu ý bổ sung lượng sữa phù hợp đáp ứng nhu cầu của con. Từ đó con sẽ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
4.6. Phối hợp hành động ôm, vỗ về cùng âm thanh nhẹ, xoa lưng cho bé
Trẻ con rất muốn nhận được hơi ấm từ bố mẹ. Vì vậy việc ôm và vỗ về con không những cho con cảm nhận hơi ấm mà còn giúp con cảm thấy an toàn khi có người ở bên. Cùng với những giai điệu nhẹ nhàng của lời ru, con sẽ yên tâm say giấc mà không hề bị giật mình.
Xoa lưng là một mẹo giúp bé ngủ ngon tròn giấc cực kỳ hiệu quả. Hơi ấm của tay mẹ nhẹ nhàng xoa lên lưng của con giúp con cảm thấy dễ chịu. Đồng thời khi xoa lưng, cũng giúp cho hệ tiêu hoá của bé hoạt động và giảm đầy hơi chướng bụng.
4.7. Cho bé ngậm núm vú giả khi trẻ sơ sinh ngủ ít
Ngày nay, việc cho bé ngậm núm vú giả được rất nhiều mẹ áp dụng. Các nhà khoa học Hoa Kỳ chứng minh rằng việc ngậm ti giả lúc ngủ giúp con tránh được đột tử khi ngủ. Không những thế cho con cảm giác được ti mẹ, giúp trấn an tinh thần cho con, từ đó con dễ dàng ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Tuy nhiên việc lựa chọn ti giả cho con rất quan trọng bởi ti giả được làm bằng cao su. Mẹ hãy lựa chọn cho con loại cao su tự nhiên an toàn, mềm mại, và có uy tín nhé!
4.8. Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé khi trẻ sơ sinh ngủ ít
Vệ sinh thân thể cho con là cách hữu ích giúp con dễ ngủ hơn. Với những trẻ sơ sinh, mồ hôi trộm ra cộng với những yếu tố bên ngoài khiến người con cảm thấy ngứa ngáy khó chịu, khi đó con sẽ khó ngủ. Vì vậy, hãy giữ cho con thật sạch sẽ và thoải mái để con yên tâm ngủ tròn sâu giấc.
4.9. Đặt trẻ nằm trong phòng tối, tránh tiếng ồn, thoáng khí
Khi con ngủ, hãy tắt hết tất cả thiết bị điện để con không cảm thấy quá sáng, việc đó sẽ khiến con khó ngủ. Bởi lẽ trẻ luôn tò mò về thế giới xung quanh nên sẽ nhìn mọi vật. Đồng thời thị giác của bé chưa được tiếp xúc với ánh sang cường độ mạnh nên sẽ rất ảnh hưởng.
Việc tránh xa các tiếng ồn mạnh sẽ giúp con không bị giật mình và dễ ngủ hơn. Hãy tạo cho con những tiếng ồn trắng bằng cách nghe như sóng biển, tiếng gió thổi, những bản nhạc không lời nhẹ nhàng,… điều đó khiến con cực kỳ sâu giấc và tốt với hệ thần kinh của con.
Một không gian ngủ sạch sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu đặc biệt tránh khỏi những vi khuẩn, côn trùng gây hại cho da bé. Không gian sạch sẽ thoáng mát giúp bé dễ dàng hô hấp và lưu thông khí hơn. Việc đảm bảo nhu cầu oxy của cơ thể giúp hệ tuần hoàn hoạt động và ngủ ngon hơn.
4.10. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất cho trẻ
Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng việc bổ sung thêm vitamin B12, C, D,… và các khoáng chất như magie, canxi, kẽm, sắt,… là hết sức cần thiết đặc biệt với những trẻ sơ sinh ít ngủ.
Các dưỡng chất trên rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhất là với hệ thần kinh. Giúp trẻ tránh khỏi các tình trạng như bồn chồn, lo lắng, thiếu hụt dinh dưỡng và an tâm ngủ ngon.
» Xem thêm: 5 điều cần biết về Khóc dạ đề – Khóc colic ở trẻ sơ sinh
5. Các loại tinh dầu cải cho trẻ sơ sinh ngủ ít
Tinh dầu thiên nhiên được biết đến với nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ. Với mùi thơm tự nhiên, được chiết suất từ dược liệu, tinh dầu giúp chúng ta ngủ ngon hơn, thoải mái, dễ chịu, chống được sự xâm nhập của vi khuẩn, giảm đầy hơi, chướng bụng,…
Việc sử dụng tinh dầu để giúp trẻ ngủ ngon được rất nhiều bậc cha mẹ áp dụng. Các mẹ có thể tham khảo các loại tinh dầu dưới đây:
5.1. Tinh dầu cam
Tinh dầu cam, chanh là loại tinh dầu được chiết xuất từ vỏ quả cam. Với thành phần chính là các terpen và limonene, chúng có tác dụng:
- Diệt khuẩn kháng khuẩn
- Tăng cường khả năng miễn dịch: limonene có trong vỏ cam chống lại quá trình oxy hoá, tăng cường miễn dịch
- Giảm căng thẳng, an thần, giúp ngủ ngon: với hương thơm dịu nhẹ và man mát, tinh dầu cam giúp trẻ thư giãn, dễ dàng đi vào giấc ngủ êm dịu
- Chăm sóc da nhờ chứa hàm lượng vitamin C cao
- Hỗ trợ hệ tiêu hoá giảm đầy hơi, chướng bụng
5.2. Tinh dầu hoa oải hương
Tinh dầu hoa oải hương được xem như một loại tinh dầu thường được sử dụng nhất trong phòng ngủ với tác dụng điều trị tình trạng bồn chồn, mất ngủ, giảm căng thẳng giúp bé ngủ ngon và thoải mái
Ngoài ra tinh dầu hoa oải hương còn có tác dụng nâng cao tâm trạng, làm giảm đau và hạ huyết áp vô cùng hiệu quả.
5.3. Tinh dầu hoa nhài cho trẻ sơ sinh ngủ ít
Với hương thơm ngọt ngào dịu nhẹ, tinh dầu hoa nhài giúp hệ thần kinh được thư giãn, xoa dịu, em bé dễ dàng chìm vào giấc ngủ một cách dễ dàng và ngon giấc
5.4. Tinh dầu sả chanh
Tinh dầu sả chanh không chỉ mang đến một không gian thơm mát, thoáng khí mà còn chứa các làm lượng vitamin A, B,… giúp xua đuổi côn trùng, giảm căng thẳng và mệt mỏi. Tạo một không gian trong lành và thơm mát cho bé ngủ ngon.
Bên cạnh đó, tinh dầu sả còn giúp cơ thể tăng cường sức để khàng, cải thiện hệ thống miễn dịch.
5.5. Tinh dầu quế
Với hơi ấm của tinh dầu quế, em bé sẽ cảm thấy dễ chịu và dễ tràn vào giấc ngủ sâu. Không những thế, tinh dầu quế còn giúp điều trị cảm, phòng lạnh vô cùng hiệu quả cho trẻ nhỏ, cho em bé cảm giác an tâm tròn giấc.
6. Mẹ cần ăn gì khi trẻ sơ sinh ngủ ít?
Chất lượng sữa mẹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của trẻ, đặc biệt là giấc ngủ. Vì vậy, khi trẻ sơ sinh ngủ ít (đặc biệt là những trẻ sơ sinh 2 – 6 tháng bởi khi đó sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng duy nhất) thì chế độ dinh dưỡng của mẹ cùng cần được quan tâm và cải thiện.
Theo các chuyên gia, chế độ dinh dưỡng của các mẹ phải đảm bảo 4 yếu tố:
- Nhóm chất bột gồm: gạo, mì, ngô, khoai…
- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…
- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…
- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau có màu xanh và các loại quả chín.
Việc phối hợp để bữa ăn vừa đủ dinh dưỡng, vừa an toàn là rất quan trọng. Việc mẹ ăn quá nhiều dầu mỡ hay chất đạm sẽ khiến bé khó tiêu, rối loạn tiêu hoá. Còn nếu mẹ ăn quá ít thì chất dinh dưỡng cho con không đủ khiến con thiếu chất, không đủ sức đề kháng và không khoẻ mạnh.
Ngoài ra mẹ nên bổ sung các thực phẩm sau để con ngủ ngon:
6.1. Hạt sen, tâm sen cho trẻ sơ sinh ngủ ít
Với thành phần là alkaloid và tinh bột, hạt sen là thực phẩm tuyệt vời cho mẹ khi trẻ sơ sinh ít ngủ. Hạt sen có các dưỡng chất cần thiết như protit, lipit, gluxit, canxi, photpho, sắt,…mà còn giàu các vitamin B1, B2, PP, C…
Các mẹ có thể làm các món từ hạt sen như cháo sen, chè sen để dễ ăn, tuy nhiên không nên bỏ tâm sen vì tâm sen giúp ngủ ngon, an thần rất hiệu quả
6.2. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao đặc biệt là các khoáng chất như magie, sắt,… giúp cải thiện giấc ngủ hiệu quả.
Nên sử dụng chung với sữa, sữa chua để cung cấp thêm những vitamin cần thiết cho mẹ và bé
6.3. Tổ yến, yến sào
Sản phẩm tổ yến được xem là một thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong tổ yến sào không chứa nhiều canxi nhưng nó lại có hơn 1,75% Lysine – đây là thành phần rất quan trọng giúp tăng khả năng hấp thục canxi trong các thực phẩm cho cơ thể giúp xương chắc khỏe và chống lão hóa cột sống ở cơ thể mẹ.
Ngoài ra tổ yến còn tăng cường sức đề kháng, giúp con khoẻ mạnh và cải thiện hệ miễn dịch.
Bên cạnh đó, các mẹ có thể bổ sung các thực phẩm khác như ngải cứu, long nhãn, hoa nhài, lạc tiên,… đây là những thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ đặc biệt là cải thiện giấc ngủ.
Tổng kết
Trên đây là những mẹo giúp bé ngủ ngon tròn giấc cực kỳ hiệu quả và được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống. Các mẹ hãy tham khảo và lựa chọn cho mình phương pháp phù hợp nhất với con mình. Để con yêu phát triển khoẻ mạnh, hãy đảm bảo cho con một giấc ngủ tuyệt vời và một chế độ dịnh dưỡng hợp lý và an toàn.
» Xem thêm: Trẻ sơ sinh quấy khóc – 10 nguyên nhân và giải pháp cho mẹ
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo: