Bisacodyl là thuốc điều trị táo bón được khá nhiều đối tượng người lớn sử dụng. Nhưng với trẻ em, liệu sử dụng Bisacodyl có phải là lựa chọn phù hợp và an toàn? Bài viết sau đây sẽ trả lời hai vấn đề: có nên sử dụng Bisacodyl cho trẻ bị táo bón hay không và cách sử dụng Bisacodyl an toàn cho trẻ.
Mục lục
I – Bisacodyl là thuốc gì?
Bisacodyl có nhiều dạng bào chế khác nhau: viên bao tan trong ruột, viên nén thông thường, viên đặt trực tràng. Bài viết này đề cập đến dạng bào chế viên nén Bisacodyl 5mg.
Thành phần:
- Dược chất: Bisacodyl.
- Tá dược: lactose, talc, E171 titanium dioxide, magie stearate,…
Phân nhóm, cơ chế tác dụng
- Bisacodyl là một thuốc chữa táo bón, thuộc nhóm triarylmethane, nhóm thuốc nhuận tràng kích thích.
- Cơ chế tác dụng: Bisacodyl được thủy phân bởi các enzym đường viền bàn chải ruột và vi khuẩn đại tràng để tạo thành chất chuyển hóa có hoạt tính [bis-(p-hydroxyphenyl) pyridyl-2 methane; (BHPM)] tác động trực tiếp lên đầu dây thần kinh ở thành ruột, gây co cơ ruột nên tạo ra nhu động ruột để tạo ra nhu động ruột kết.
II – Công dụng của thuốc Bisacodyl?
Bisacodyl có tác dụng kích thích niêm mạc ruột già, thúc đẩy tích tụ nước và chất điện giải, làm mềm phân.
Bisacodyl được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Điều trị táo bón
- Thải sạch ruột trước và sau phẫu thuật
- Chuẩn bị cho chụp X-quang đại tràng
III – Trẻ từ bao nhiêu tuổi có thể dùng được Bisacodyl?
Bisacodyl được khuyến cáo chỉ dùng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên.
Một số quan điểm khác:
Theo EMC, Bisacodyl chỉ dùng cho trẻ từ 13 tuổi trở lên.
Theo Drugbank, Bisacodyl dùng cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Do đó nên tham khảo tư vấn của bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng Bisacodyl cho con em mình.
IV – Liều dùng, cách dùng Bisacodyl 5mg
Liều dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
Cách dùng:
- Nuốt toàn bộ viên với một lượng nước phù hợp.
- Không sử dụng cùng thời điểm với các thuốc hay thực phẩm có tương tác.
V – Lưu ý khi sử dụng Bisacodyl trong điều trị táo bón
1. Tương tác thuốc:
Bisacodyl khi dùng cùng với các thuốc lợi tiểu giữ kali (Spironolacton, Triamtaren), có thể làm mất cân bằng điện giải.
Phối hợp Bisacodyl với các thuốc kháng acid (NaHCO3, nhôm hydroxyd), thuốc đối kháng với thụ thể H2 (Cimetidin, Famotidin), sữa, sẽ dẫn đến hậu quả phá vỡ vỏ màng bao ngoài của viên thuốc, làm cho thuốc rã nhanh gây kích ứng dạ dày, tá tràng trong vòng 1 giờ.
Bisacodyl làm giảm nồng độ Digoxin, do đó cần dùng hai thuốc này vào thời điểm cách nhau 2 giờ.
Bisacodyl dùng quá liều, kết hợp với adreno-corticoid sẽ gây tình trạng mất cân bằng điện giải.
Bisacodyl dùng cùng với các thuốc nhuận tràng khác có thể làm tăng nguy cơ gặp tác dụng không mong muốn của thuốc này.
Do đó, cần chú ý khi sử dụng kết hợp Bisacodyl với các thuốc và thực phẩm nêu trên để tránh tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
2. Chống chỉ định
- Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc bao gồm dược chất và tá dược.
- Tình trạng cấp tính tại ruột: viêm ruột cấp tính, viêm ruột thừa.
- Trường hợp mất nước nghiêm trọng.
- Bệnh nhân phẫu thuật ổ bụng, tắc ruột.
- Bệnh nhân có yếu tố di truyền không dung nạp galactose, fructose.
3. Tác dụng không mong muốn
- Rối loạn tiêu hóa (thường gặp): buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng (hiếm gặp): mất nước.
- Rối loạn hệ thống miễn dịch (hiếm gặp): các phản ứng quá mẫn, phù mạch, phản ứng phản vệ.
- Rối loạn hệ thần kinh (ít gặp): chóng mặt.
Quá liều có thể gây ra:
- Tiêu chảy, mất nước và các chất điện giải.
- Hạ kali máu, nhiễm kiềm chuyển hóa, yếu cơ.
- Suy thận, cường aldosterone thứ phát tại thận.
- Xử lý quá liều bằng cách gây nôn, rửa dạ dày, sau đó bù nước và điện giải.
4. Đối tượng sử dụng
- Chỉ những đối tượng thuộc phạm vi theo chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ.
- Trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
- Chưa có báo cáo về tác dụng không mong muốn của thuốc này. trên phụ nữ có thai và cho con bú, tuy nhiên theo MIMS thì tránh dùng thuốc này khi mang thai.
5. Thời gian sử dụng thuốc
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong chỉ định điều trị táo bón.
- Sử dụng thuốc 2 ngày trước ngày chụp X-quang đại tràng theo chỉ định của bác sĩ.
- Không sử dụng thuốc liên tục quá 1 tuần trừ khi có hướng dẫn của thầy thuốc vì có thể gây suy giảm chức năng ruột và phụ thuộc thuốc.
VI – Giải pháp an toàn không sử dụng thuốc khi điều trị táo bón
1. Lợi khuẩn sống cải thiện táo bón cho trẻ
Hiện nay, việc điều trị táo bón được thực hiện bởi một giải pháp có tính an toàn cao, đó là việc sử dụng các men vi sinh bổ sung lợi khuẩn.
Men vi sinh là một chế phẩm sinh học, bổ sung một lượng lớn khoảng 85% lợi khuẩn tự nhiên. Từ đó đảm bảo sự duy trì hệ cân bằng vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó, men vi sinh còn thúc đẩy quá trình trưởng thành của các tế bào miễn dịch nhanh chóng sinh kháng thể, tạo nên hàng rào chắc chắn bảo vệ cho hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sử dụng men vi sinh giúp hạn chế tần suất sử dụng kháng sinh cũng như tác dụng không mong muốn của thuốc này.
Hiện nay, có một số chế phẩm men vi sinh cho tác dụng hỗ trợ táo bón rất tốt cho trẻ: Imiale, Simbiosistem, Colon, Bio-acimin,…
Lợi khuẩn sống Imiale từ Đan Mạch
2. Thói quen sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng cho bé
Bên cạnh đó, việc thay đổi chế độ ăn hay thói quen sinh hoạt cũng góp phần quan trọng trong việc điều trị táo bón cho trẻ. Chế độ ăn nên bổ sung đầy đủ và thường xuyên các chất xơ, chất nhày và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Các mẹ có thể tham khảo các món ăn hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ như canh ngao xào mồng tơi, khoai lang nghiền, cháo tôm rau dền…
Ngoài ra nên lập kế hoạch đi tiêu khoa học cho trẻ, khuyến khích trẻ tăng cường vận động, tập thể dục thể thao thường xuyên.
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ qua HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.