Táo bón ở trẻ em Việt Nam chiếm một tỷ lệ lớn nhưng không được xử lý sớm và đúng cách. Nếu tình trạng táo bón kéo dài dai dẳng sẽ trở thành áp lực cho cả bé và gia đình. Để tìm hiểu mẹo và các bài thuốc chữa táo bón cho trẻ, các mẹ có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Mục lục
- I – Táo bón ở trẻ là gì?
- II – Tại sao trẻ dễ mắc táo bón?
- III – Táo bón kéo dài ở trẻ có nguy hiểm không?
- IV – Nguyên tắc xử trí táo bón ở trẻ đúng cách
- V – Mẹo giảm táo bón ở trẻ tại nhà bằng phương pháp dân gian
- VI – 5 loại thuốc điều trị táo bón ở trẻ
- VII – Các món ăn giúp cải thiện táo bón ở trẻ
- VIII – Bổ sung lợi khuẩn – Giải pháp mới không dùng thuốc – An toàn cho trẻ táo bón
- IX – Khi nào cần đưa trẻ táo bón đến cơ sở y tế
- X – Các địa chỉ khám Tiêu hoá Nhi khoa uy tín
I – Táo bón ở trẻ là gì?
Táo bón là tình trạng tần suất đi tiêu bất thường dưới 2-3 lần/ tuần. Khi bị táo bón, trẻ đi phân cứng, to, như phân dê, rắn chắc, gây đau đớn và mất sức khi dặn để tống đẩy phân ra ngoài. Táo bón là một trong những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa.
Triệu chứng điển hình táo bón ở trẻ
Dấu hiệu để cha mẹ nhận biết con em mình có bị táo bón hay không bao gồm:
- Trẻ phải rặn, gắng sức nhiều
- Trẻ kêu đau, khóc trong khi đi tiêu
- Phân cứng, rắn, to bản
- Số lần đi tiêu ít (2-3 lần/tuần), thời gian một lần đi tiêu kéo dài
- Trẻ sợ đi tiêu, nói dối để không phải đi tiêu
- Trẻ đau bụng, đầy bụng, buồn nôn, biếng ăn, suy dinh dưỡng nếu kéo dài tình trạng khó tiêu
- Trường hợp nặng có thể gây nứt kẽ hậu môn, phình giãn đại tràng
II – Tại sao trẻ dễ mắc táo bón?
Do cấu tạo hệ cơ quan của trẻ
- Đường ruột chưa hoàn thiện về mặt cấu tạo chức năng
- Hệ vi sinh chưa phát triển đầy đủ các lợi khuẩn đường ruột
- Phản xạ đi tiêu chưa được rèn luyện về giờ giấc hoặc tư thế
Do chế độ ăn
- Lượng nước cung cấp không đủ (nhu cầu khoảng 1l nước/ 10kg cân nặng với trẻ dưới 1 tuổi)
- Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ từ rau củ trong thực đơn ăn uống hằng ngày của bé
Do giai đoạn phát triển dễ gây táo bón:
- Giai đoạn sơ sinh
- Giai đoạn chuẩn bị ăn dặm
- Giai đoạn đang hoặc sau điều trị kháng sinh
- Giai đoạn nhà trẻ, thay đổi môi trường ăn uống, vệ sinh
III – Táo bón kéo dài ở trẻ có nguy hiểm không?
Táo bón ở trẻ càng kéo dài thì tính rắn của phân càng cao, càng gây khó khăn trong việc đi tiêu của trẻ. Lâu dần trở thành táo bón mạn tính, gây khó khăn trong việc điều trị. Táo bón kéo dài gây hậu quả lớn nhất lên hậu môn và trực tràng, bao gồm:
- Nứt kẽ hậu môn: hậu môn bị một hoặc nhiều vết do tăng áp lực tống phân ra ngoài gây đau rát, tiết dịch có mùi hôi hoặc chảy máu, nhiễm trùng.
- Trĩ: các tĩnh mạch khu vực trực tràng phình lên bất thường do chịu áp lực. Từ đó hình thành nên trĩ, gây phiền toái cho sinh hoạt thường ngày.
- Chảy máu hậu môn: ống hậu môn bị tổn thương gây ra tình trạng đi ngoài phân lẫn máu tươi. Về lâu dài dẫn đến tình trạng mất máu và những hậu quả nguy hiểm kèm theo.
- Ngoài ra còn các hậu quả nghiêm trọng khác: sa trực tràng, mất cân bằng nội tiết,…
Chính vì vậy, lời khuyên được nhắc lại nhiều lần cho các bậc phụ huynh là nên đưa trẻ thăm khám kịp thời và can thiệp sớm nhất bằng các phương pháp điều trị tại nhà nếu thấy bất kỳ dấu hiệu táo bón nào của trẻ được nêu rõ trong bài viết này.
IV – Nguyên tắc xử trí táo bón ở trẻ đúng cách
Hãy giúp con trẻ xử lý táo bón đúng, nhanh và an toàn theo những nguyên tắc sau:
- Các bậc phụ huynh cần kiên nhẫn động viên bé đi tiêu, kiên nhẫn cho bé sử dụng thuốc theo liệu trình quy định.
- Hạn chế tháo thụt, chỉ dung thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ dinh dưỡng: trẻ bú mẹ thì ưu tiên dung sữa mẹ, trẻ đang ăn dặm cần tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn của trẻ. Bên cạnh đó, bổ sung thêm các loại hoa quả như đu đủ, cam,… và uống nhiều nước.
- Lập kế hoạch đi tiêu khoa học. Lập cho trẻ một thói quen đi tiêu vào một thời điểm nhất định trong ngày và duy trì hằng ngày. Ví dụ: 8h sáng hằng ngày với mục đích rèn phản xạ vệ sinh cho bé.
- Tăng vận động, thể dục thể thao cho trẻ. Trường học và gia đình có thể cùng trẻ tập các bài thể dục, cho trẻ vui chơi, chạy nhảy, tham gia câu lạc bộ bóng đá, chạy bền, đạp xe,…
- Thiết lập hệ cân bằng vi sinh đường ruột bằng cách bổ sung các men tiêu hóa, men vi sinh cho trẻ (có tham khảo ý kiến dược sĩ, bác sĩ).
V – Mẹo giảm táo bón ở trẻ tại nhà bằng phương pháp dân gian
Việt Nam là đất nước có nhiều phương pháp dân gian truyền miệng chữa táo bón cực kỳ hiệu quả. Bài viết này cung cấp cho bạn một vài mẹo chữa táo bón cho trẻ tại nhà như sau:
Mật ong
Mật ong chứa một lượng lớn vitamin và các enzyme, đặc biệt có thể chất sánh và nhầy. Từ đó giúp phân dễ dàng ra ngoài ra giảm lực ma sát với niêm mạc hậu môn. Có thể kết hợp mật ong với sữa, mật ong với nước ấm sử dụng theo đường uống. Hoặc sử dụng mật ong nguyên chất đưa thẳng vào hậu môn của trẻ để cho tác dụng nhanh hơn.
Lưu ý: mật ong chỉ sử dụng cho trẻ trên 1 tuổi.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi có chứa nhiều thành phần chất nhày. Có thể sử dụng loại rau này trong chế độ ăn của trẻ (3-4 bữa liên tiếp) hoặc sử dụng cọng lá non ngoáy hậu môn, kích thích phân thải ra.
Nha đam
Nha đam có tính nhuận tẩy tốt do thành phần Athraquinon. Bên cạnh đó nó cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết khác như vitamin, acid amin, khoáng chất,… nha đam còn có thành phần chất nhày, tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. Cho trẻ sử dụng sữa chua nha đam hoặc nấu nha đam với đường phèn và cho trẻ ăn trong khoảng 1-2 ngày để xem kết quả.
Rau ngót
Theo Đông y, rau ngót có vị ngọt, tính mát giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn. Các mẹ có thể làm món rau ngót xào thịt băm để cổ vũ bé ăn.
VI – 5 loại thuốc điều trị táo bón ở trẻ
Dưới đây là 5 loại thuốc điều trị táo bón tại nhà cho trẻ:
Nhóm thuốc tạo khuôn:
- Cơ chế: thuốc chứa các phân tử hấp phụ nước gấp nhiều lấn so với thể tích của chúng, vì vậy tạo thành khối phân, thúc đẩy hoạt động của ruột. Lưu ý không sử dụng thuốc này trường hợp tắc ruột hoặc phân bị khô.
- Ví dụ một số thuốc: Citrucel (hoạt chất: Methylcellulose) cung cấp các chất xơ cần thiết từ vỏ, hạt, củ, cho tác dụng sau 2-3 ngày sử dụng.
Nhóm thuốc làm mềm phân:
- Cơ chế gia tăng sự thấm hút nước vào phân, từ đó phân mềm , đảm bảo cho quá trình đi tiêu dễ dàng hơn.
- Thuốc đại diện: Parafin lỏng, Nogarlax
Nhóm thuốc nhuận tràng thẩm thấu:
- Cơ chế: dựa vào sự chênh lệch thẩm thấu: giảm hấp thu nước ở thành ruột, tăng hấp thu và giữ nước ở trong lòng ruột làm cho phân mềm hơn và dễ thải ra ngoài cơ thể.
- Một số thuốc phổ biến trong nhóm này bao gồm: Duphalac (Lactuse), Sorbitol
Nhóm thuốc nhuận tràng kích thích:
- Cơ chế: tác dụng lên dây thần kinh ở thành ruột, gây co cơ ruột, tạo ra nhu động ruột. Dạng uống cho tác dụng chậm sau 8-10 giờ, dạng bơm hậu môn cho tác dụng sau 2-3 phút. Lưu ý, dùng nhóm thuốc nhuận tràng kích thích sau khi các nhóm trên sử dụng không cho hiệu quả, không sử dụng kéo dài trên 1 tuần do thuốc có nguy cơ gây đau quặn bụng và tiêu chảy.
- Thuốc thuộc nhóm này: Bisacodyl (Dulcolax) cho trẻ từ 12 tuổi trở lên
Nhóm chất bôi trơn:
- Cơ chế: chất bôi trơn có tác dụng làm mềm phân đi, đặc biệt trong trường hợp bị trĩ. Chế phẩm này được khuyên dùng cho người cao tuổi, bệnh nhân suy nhược và để giảm bớt tình trạng phân khô,
- Thuốc: dầu khoáng
VII – Các món ăn giúp cải thiện táo bón ở trẻ
Thực đơn trong bàn ăn không thể bỏ sót những món ăn sau đây nếu bạn muốn giúp con trẻ cải thiện tình trạng táo bón:
1. Canh ngao xào mồng tơi
- Rau mồng tơi đã đề cập ở trên, có vai trò đáng kể trong việc điều trị táo bón cho trẻ do thành phần chất xơ và chất nhày cao.
- Cách thực hiện: luộc ngao, lấy thịt, xào thịt ngao, rau mông tơi thái sợi nhỏ, xào chung và sau khi xào thịt, nêm gia vị, thêm nước vừa đủ.
- Cho trẻ ăn món canh khoảng 2 lần trong 2 ngày liên tiếp.
2. Khoai lang nghiền
- Khoai lang được biết đến với tác dụng điều trị táo bón rất tốt và dễ thực hiện.
- Khoai lang hấp chín, cho trẻ ăn trực tiếp hoặc nghiền nhuyễn rồi hấp cách thủy với một quả táo để tạo món ăn hấp dẫn cho bé.
3. Cháo tôm rau dền
- Rau dền chứa hàm lượng chất xơ cao, bổ sung nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của trẻ như vitamin A và D
- Cách chế biến: rau dền và tôm đều băm nhuyễn, thêm bột gạo, nấu cháo hơi loãng, nêm nếm gia vị vừa khẩu vị của trẻ.
VIII – Bổ sung lợi khuẩn – Giải pháp mới không dùng thuốc – An toàn cho trẻ táo bón
Hiện nay có một giải pháp tốt hơn dùng thuốc trong việc điều trị táo bón cho trẻ, đó là bổ sung lợi khuẩn bằng các men vi sinh.
Các sản phẩm lợi khuẩn cung cấp hệ vi sinh có ích cho cơ thể nhằm thiết lập lại hệ cân bằng đường ruột, nâng cao hệ thống miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó là việc giảm tối đa tác dụng không mong muốn của thuốc trên bệnh nhân cũng như việc dung kháng sinh.
IX – Khi nào cần đưa trẻ táo bón đến cơ sở y tế
Trẻ bị táo bón cần có sự can thiệp y khoa và tư vấn của bác sỹ trong trường hợp:
- Trẻ đã được thực hiện các phương pháp chữa táo bón tại nhà nhưng không đỡ
- Trẻ bị rách hậu môn, chảy máu vùng hậu môn, trĩ
- Trẻ chán ăn, giảm cân, thể trạng giảm sút
- Tình trạng táo bón của trẻ kéo dài đến 1 tuần, đầy bụng, khó chịu, tắc ruột.
X – Các địa chỉ khám Tiêu hoá Nhi khoa uy tín
Các cha mẹ quan tâm đến việc thăm khám cho trẻ mắc bệnh về đường tiêu hóa bao gồm: táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa,… có thể tham khảo một số địa chỉ khám Tiêu hóa Nhi khoa uy tín dưới đây:
- Bệnh viện đa khoa Phương Đông. ĐC: số 9, Phố Viên, p. Cổ Nhuế 2, q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội
- Bệnh viện Nhi trung ương: 18/879 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
- Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn: 12 Chu văn An, q. Ba Đình, Hà Nội
- Bệnh viện Từ Dũ: 284 Cống Quỳnh, Quận 1, tp. HCM
- Bệnh viện Bệnh viện đa khoa quốc tế Vinmec Central Park, HCM
- Bệnh viện Nhi đồng 1, 2 tại tp.HCM
- Bệnh viện Chợ Rẫy, tp. HCM
Liên hệ với chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của bé qua HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.