Bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò là bất thường ở đường tiêu hóa khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên đôi khi cha mẹ sẽ bị bối rối trong việc phân biệt 2 tình trạng này. Việc hiểu và phân biệt được hai tình trạng này sẽ giúp bố mẹ có hướng xử trí và chăm sóc bé phù hợp. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu hơn về 2 tình trạng này nhé!
Mục lục
1. Sự khác nhau về bản chất bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò
1.1. Bất dung nạp lactose
Bất dung nạp lactose là do sự thiếu hụt một phần hay toàn bộ enzyme lactase ở đường ruột, khiến cơ thể không thể tiêu hóa lactose – loại đường có trong các sản phẩm từ sữa. Và kết quả là, khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa như phô mai hoặc sữa chua có thể gây ra các triệu chứng từ đau bụng đến tiêu chảy.
1.2. Dị ứng đạm bò
Dị ứng đạm bò là kết quả của phản ứng miễn dịch cơ thể với một hoặc nhiều protein sữa. Dị ứng đạm bò có thể liên quan với kháng thể miễn dịch immunoglobulin E (IgE) hoặc không phải IgE. Trong các trường hợp liên quan đến IgE, dị ứng đạm bò có thể là biểu hiện của bệnh dị ứng nội tạng. Tình trạng này thường xảy ra ở những năm tháng đầu đời của trẻ nhỏ.
Trẻ sơ sinh có phản ứng sớm có nhiều khả năng có xét nghiệm lẩy da dương tính SPT hoặc xét nghiệm dương tính với IgE cụ thể hơn những trẻ có phản ứng muộn hơn.
Nguồn tham khảo: BMJ Journal
2. Điểm khác biệt về nguyên nhân
2.1. Bất dung nạp lactose
Để hấp thu được đường lactose, trong ruột cần có một loại men phân cắt đặc hiệu – lactase. Thiếu hụt lactase là nguyên nhân chính khiến trẻ không thể hấp thu đường lactose trong sữa và các chế phẩm từ sữa.
Chỉ một số lượng nhỏ trẻ thiếu hụt men lactase do bẩm sinh. Nó thường liên quan tới yếu tố di truyền hoặc gặp ở trẻ sinh non có hệ tiêu hóa kém.
Còn lại đa phần nguyên nhân bất dung nạp lactose ở trẻ do hậu quả của tổn thương đường ruột của trẻ kéo dài khiến ruột giảm sản xuất thứ phát enzyme. Trong đó các bệnh lý như: viêm dạ dày ruột, nhiễm khuẩn,.nhiễm ký sinh trùng.. là những nguyên nhân chính. Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn ruột, tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây tổn thương hệ tế bào tiết và giảm lượng enzym lactase.
2.2. Dị ứng đạm bò
Khi cơ thể của trẻ nhận diện sai lầm những thành phần protein có mặt trong sữa bò là có hại thì sẽ tự động sản sinh ra kháng thể miễn dịch IgE làm trung hòa những protein này. Trong sữa bò có 2 loại đạm chính gây ra hiện tượng dị ứng đạm sữa bò đó là Casein và Whey.
Những lần tiếp theo khi cơ thể trẻ tiếp xúc với những loại đạm trong sữa bò này, kháng thể IgE đã được tạo ra sẽ có nhiệm vụ ghi nhớ, nhận diện và truyền tín hiệu cho hệ thống miễn dịch giải phóng ra histamin và những hóa chất trung gian gây dị ứng. Chính những chất này sẽ gây ra những dấu hiệu bé bị dị ứng đạm sữa bò.
Nguyên nhân chính xác của tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng, nhưng theo nghiên cứu, dị ứng có tính di truyền nên trẻ em sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng sữa nếu bố mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng hoặc dị ứng những loại thực phẩm.
3. Những dấu hiệu phân biệt bất dung nạp lactose với dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Ở cả 2 trường hợp các bé đều có biểu hiện của việc rối loạn tiêu hóa như:
- Tiêu chảy
- Nôn trớ
- Đầy chướng bụng
- Đau bụng
3.1. Bất dung nạp lactose
Ngoài những triệu chứng thông thường kể trên, khi bị bất dung nạp lactose, trẻ có có thể có các biểu hiện sau, bao gồm:
- Các triệu chứng thường xuất hiện sau 30 phút đến 2 giờ sau khi bé bú hoặc sử dụng sữa công thức hoặc các thức ăn có nguồn gốc từ sữa
- Tình trạng rối loạn tiêu hóa được cải thiện dần khi bé giảm sử dụng thực phẩm chứa lactose hoặc sử dụng sữa lactose tự do thay thế cho sữa thông thường.
- Bụng chướng: Bụng trẻ có thể hơi to hơn bình thường và sờ vào thấy cứng. Sau mỗi lần bú hoặc uống sữa, trẻ thường có cảm giác đầy hơi, chướng bụng kéo dài. Khi lactose không được hấp thu, nó sẽ được lên men yếm khí tại đại tràng. Vì vậy mà tạo cảm giác đầy hơi trong bụng.
- Tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, nhiều nước, mùi chua nhẹ. Đôi khi phân có nhầy, sùi bọt, hoặc có tia máu. Lactose khi không được hấp thu được đào thải trực tiếp theo phân. Tới đại tràng, do lactose hấp phụ nước mạnh, chúng sẽ tương tác vi sinh vật, lên men. Vì vây, phân sẽ lỏng, nhầy, sủi bọt, có mùi chua và có tính acid.
- Bụng trẻ đau quặn thắt: Trẻ thường có biểu hiện cong lưng, nắm chặt tay, chân tay co lại.
Nguồn tham khảo: Healthline
3.2. Dị ứng đạm sữa bò ở trẻ:
Các triệu chứng dị ứng sữa tương tự như các triệu chứng không dung nạp lactose. Tuy nhiên 2 tình trạng này không giống nhau.
Dị ứng sữa xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với sữa. Nếu trẻ bị dị ứng sữa, trẻ có thể bị đau bụng và tiêu chảy. Ngoài ra, do phản ứng miễn dịch nhận diện sai các thành phần trong sữa là các kháng nguyên lạ, khiến hệ thống miễn dịch được kích hoạt, các hoạt chất trung gian được giải phóng, trong đó các chất như Histamin, Serotonin,… có khả năng co thắt cơ trơn tại các cơ quan, khiến trẻ có các dấu hiệu, triệu chứng như sau:
- Sổ mũi, thở khò khè
- Ho
- Sưng phù
- Mẩn ngứa
- Chảy nước mắt
- Nôn mửa
- Chậm phát triển, chậm tăng cân nặng, chiều cao
- Các triệu chứng có thể xuất hiện rầm rộ hơn từ vài phút đến 1h sau khi bé dùng sữa hoặc sản phẩm từ sữa bò.
Nếu mẹ nghi ngờ bé bị dị ứng sữa – kể cả là dị ứng nhẹ – hãy đến gặp bác sĩ. Nó có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như hạ huyết áp, khó thở và shock phản vệ. Theo tổ chức Nghiên cứu và Giáo dục Dị ứng Thực phẩm, khoảng 2,5% trẻ em dưới 3 tuổi bị CMPA.
> > Xem thêm: Dị ứng đạm bò là gì? Nguyên tắc xử trí khi trẻ dị ứng đạm bò
4. Sự khác biệt trong xét nghiệm chẩn đoán phân biệt
Nếu bé có dấu hiệu bất dung nạp lactose, đừng tự chẩn đoán. Thay vào đó hãy nói chuyện với bác sĩ nhi khoa của bạn. Họ sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn để phân biệt giữa chứng không dung nạp lactose và dị ứng sữa. Để phân biệt giữa hai tình trạng này, bác sĩ có thể sử dụng các cách thức sau đây:
4.1. Bất dung nạp lactose
Khi nghi ngờ bất dung nạp lactose, bác sĩ có thể sẽ giảm hoặc đề nghị loại bỏ lactose khỏi chế độ ăn từ 1 – 2 tuần để theo dõi. Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định bằng cách tiến hành một hoặc nhiều xét nghiệm sau:
-
Xét nghiệm dung nạp Lactose.
Bé sẽ được cho uống một loại chất lỏng có chứa lượng lactose có nồng độ cao. Hai giờ sau khi uống chất lỏng, bé sẽ được lấy máu để đo lượng glucose trong máu. Nếu glucose không tăng, có nghĩa là cơ thể trẻ không tiêu hóa và hấp thụ đúng cách lactose.
-
Xét nghiệm hơi thở hydro (Hydrogen breath test)
Là một thử nghiệm sử dụng phép đo hydrogen trong hơi thở. Nó được dùng để chẩn đoán một số tình trạng gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Ở người, chỉ có vi khuẩn kị khí ở đại tràng có khả năng tạo ra hydro. Chúng khi tiếp xúc với thực phẩm không hấp thụ, đặc biệt là đường và carbohydrate, nhưng không phải là protein hoặc chất béo sẽ tạo ra hydro.
Khi bắt đầu thử nghiệm, bé sẽ thổi vào và lấp đầy một quả bóng. Nồng độ hydro được đo trong một mẫu hơi thở được lấy ra từ quả bóng. Sau đó, bé sẽ ăn một lượng nhỏ đường thử. Các đường có thể là lactose, sucrose, sorbitol, fructose, lactulose, v…v tùy thuộc vào mục đích của xét nghiệm). Các mẫu hơi thở bổ sung sẽ được thu thập. Sau đó bác sĩ sẽ phân tích hydro mỗi 15 phút trong tối đa năm giờ.
-
Kiểm tra độ acid phân:
Với trẻ bất dung nạp lactose, không thể làm các xét nghiệm khác, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm độ acid của phân. Lactose không được tiêu hóa sẽ lên men tạo ra acid lactic và các acid khác. Do đó pH trong phân sẽ giảm, làm phân có mùi chua. Độ pH thấp có thể là dấu hiệu của tình trạng kém hấp thu lactose và là bằng chứng của việc không tiêu hóa được lactose.
Xem thêm: Các xét nghiệm chẩn đoán bất dung nạp lactose
4.2. Dị ứng đạm sữa bò
Thông thường, các bác sĩ chẩn đoán dị ứng đạm sữa bò dựa trên các triệu chứng lâm sàng cùng việc thu thập tiền sử và được xác định khi thực hiện các xét nghiệm dị ứng.
4.2.1. Khai thác tiền sử bệnh lý và thăm khám lâm sàng:
Tiền sử bệnh lý gia đình cần được khai thác vì dị ứng thường mang tính chất di truyền. Bên cạnh đó, các thông tin như: tiền sử bản thân trẻ, loại sữa trẻ đang dùng, thời điểm xuất hiện các triệu chứng, các dạng triệu chứng và các yếu tố khởi phát…đều là các thông tin quan trọng cho việc chẩn đoán cùng với việc thăm khám thể chất trên da, hệ tiêu hóa và hệ hô hấp vì đây là các cơ quan thường chịu ảnh hưởng rõ nét của dị ứng đạm sữa bò.
4.2.2. Xét nghiệm dị ứng: Ngoài ra bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm dị ứng như:
- Test nhanh da (Skin prick Test) với sữa: Bác sĩ chuyên khoa dị ứng có thể cho da bé tiếp xúc với một lượng nhỏ protein sữa, sau đó theo dõi da của bé xem có phản ứng dị ứng hay không.
- Xét nghiệm IgE đặc hiệu với các protein sữa bò (RAST): Cho trẻ sử dụng sữa bò, sau đó định lượng kháng thể IgE đặc hiệu trong máu. Nhìn chung, biện pháp này có tính nhạy và đặc hiệu kém hơn test trên da. Vì vậy hiệu quả trên lâm sàng của nó còn hạn chế.
- Test loại trừ: để trẻ kiêng sữa trong 2-4 tuần, nếu thấy các triệu chứng lâm sàng giảm rõ rệt thì có thể nghi ngờ trẻ bị dị ứng
- Test dị ứng đạm sữa bò: Ăn lại sữa bò
5. Hướng xử trí khác nhau giữa bất dung nạp và dị ứng đạm bò ở trẻ
5.1. Bất dung nạp lactose:
Với bất dung nạp lactose, cha mẹ chỉ có thể theo dõi và hạn chế cho trẻ sử dụng các sản phẩm không chứa lactose. Còn với trường hợp bất dung nạp lactose thứ phát, cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chăm sóc và biện pháp xử trí kịp thời, bao gồm:
- Điều trị loại bỏ các nguyên nhân gây tổn thương ruột non như viêm dạ dày – ruột, nhiễm trùng,…
- Bù dịch chống mất nước: Bất dung nạp lactose có thể gây ra tiêu chảy, mất nước, điện giải.
- Điều chỉnh dinh dưỡng: Thay thế bằng các loại sữa, sản phẩm không chứa lactose (free lactose – FL). Ngoài ra, cần bổ sung các nguyên tố vi lượng Zn, Vitamin A, B9, B12 để hỗ trợ việc phục hồi niêm mạc ruột.
5.2. Dị ứng đạm sữa bò
Nếu là dị ứng đạm bò, cần phải cho trẻ kiêng sữa bò và những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa bò. Đồng thời cần kiểm soát chế độ ăn uống của mẹ, tránh các sản phẩm gây dị ứng.
Biện pháp xử trí đầu tay trong dị ứng đạm bò là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Bên cạnh việc giảm khả năng dị ứng ở trẻ, sữa mẹ còn là nguồn thức ăn dinh dưỡng và nhiều kháng thể cho trẻ nhỏ.
Nếu trẻ không thể sử dụng sữa mẹ, có thể cho bé sử dụng sữa công thức phù hợp. Ví dụ như sữa đậu nành, sữa thủy phân tích cực hoặc sữa acid amin.
Theo các chuyên gia nhi khoa, với cả hai trường hợp nói trên, bổ sung lợi khuẩn cho trẻ từ sớm là rất cần thiết. Lợi khuẩn hiện nay ngoài tác dụng cân bằng hệ vi sinh, giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa còn được phát hiện các vai trò trong điều hòa miễn dịch và bài tiết enzym tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu ở trẻ.
➤ Tham khảo thêm: Không dung nạp Lactose – Hiểu đúng và phục hồi hiệu quả
➤ Tham khảo sản phẩm lợi khuẩn sống Imiale nhập khẩu từ Đan Mạch
- Imiale cung cấp một sản phẩm an toàn tuyệt đối cho bé. Imiale được cấp chứng nhận GRAS FDA (Hoa Kỳ) và EFSA (Châu Âu).
- Hiệu quả của Imiale được chứng nhận qua hơn 307 nghiên cứu lâm sàng trên trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh.
- Lợi khuẩn sống được bảo vệ bằng công nghệ bao kép cryoprotectant độc quyền. Lợi khuẩn Bifidobaterium BB12 (Imiale) bền vững, đảm bảo tỷ lệ sống, và khả năng gắn đích tại đại tràng.
- Dạng bào chế nhỏ giọt. Imiale thuận tiện sử dụng và dễ dàng phân liều cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Tóm lại, bất dung nạp lactose và dị ứng đạm sữa bò ở trẻ là hai tình trạng khác nhau. Việc phân biệt và chẩn đoán, cha mẹ không nên tự xác định. Nếu có các dấu hiệu nghi ngờ hãy tới ngay các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí kịp thời.
Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.