Có đến 20% phụ nữ sau sinh bị táo bón, đây là một tình trạng thường gặp nhưng lại ít được nhắc đến. Táo bón ở phụ nữ sau sinh xuất hiện do nhiều nguyên nhân song đây chỉ là tình trạng cần được cải thiện sớm, tránh gây khó chịu cho mẹ và dẫn đến nhiều hậu quả như trĩ, giãn đại tràng, ảnh hưởng đến vết mổ. Để cải thiện táo bón có rất nhiều phương pháp đơn giản sau đây mẹ có thể áp dụng dễ dàng.
Mục lục
1. Nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ sau sinh
Các nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ sau sinh phổ biến có thể kể đến như:
- Mất nước: Phụ nữ sau bị mất rất nhiều máu lại phải tăng cường sản xuất sữa cho em bé vì vậy mà bị mất một lượng nước đáng kể. Cơ thể thiếu nước da dẻ khô nứt, đặc biệt ở đại tràng và gây táo bón.
- Hạn chế vận động: Sau sinh ít đứng , ít đi lại cũng ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột. Chất thải di chuyển chậm trong lòng ruột, lâu ngày dẫn đến táo bón.
- Nhịn đi đại tiện: Vừa cắt tầng sinh môn, đau rát làm bạn sợ phải đi đại tiện nhịn đi vệ sinh lâu ngày.
- Chế độ ăn: Sau sinh để phục hồi và có sữa nuôi con, chế độ ăn của bạn có quá nhiều chất nhưng thiếu xơ.
- Thuốc kháng sinh, một số loại sắt, canxi bổ sung sau sinh cũng có thể có tác dụng gây táo bón.
2. 5 mẹo hay cho mẹ cải thiện táo bón sau sinh
Với các nguyên nhân trên đặc biệt mẹ dễ mắc phải sau sinh. Vậy phải làm gì để hết táo bón? Cùng tìm hiểu các mẹo hay cải thiện táo bón sau sinh dưới đây mẹ nhé!
2.1 Uống nhiều nước
Một trong các nguyên nhân gây táo bón ở phụ nữ là do mất nước vì vậy việc bổ sung nước đầy đủ là vô cùng quan trọng.
Nước hỗ trợ quá trình hấp thu chất xơ cũng như làm mềm phân hiệu quả. Đồng thời nước giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể. Ngoài ra việc uống nhiều nước còn giúp mẹ sớm lấy lại vóc dáng, giảm cân hiệu quả.
Cố gắng uống nước ấm để cơ thể được thư giãn hơn. Mẹ có thể thêm nước cốt chanh để tăng thêm tác dụng nhuận tràng. Nên bổ sung đầy đủ 2 lít nước mỗi ngày, chia ra nhiều thời điểm trong ngày. Các ứng dụng thông minh rất hữu ích để nhắc nhở việc uống nước thường xuyên.
Bạn cũng có thể thêm ít lá bạc hà, vài lát dưa hấu hoặc dưa leo vào thêm hương vị tươi mát. Khi đó, bạn sẽ thích uống nước hơn, dễ dàng uống đủ lượng nước mà cơ thể cần.
Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung nước bằng việc ăn các loại quả mọng nước, uống nước ép rau, quả. Ngoài việc bổ sung nước lại có thể bổ sung vitamin.
2.2 Uống nước hạt chia mật ong mỗi ngày
Mật ong hay hạt chia đều được biết đến là các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng tốt cho cơ thể như Omega 3,… Vì vậy, việc mật ong kết hợp với hạt chia chính là một cách phòng bệnh, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể một cách rất hiệu quả.
- Cải thiện sức khỏe trí não: Ngăn ngừa suy giảm trí nhớ, lão hóa
- Ngăn ngừa ung thư
- Bảo vệ và tái tạo tế bào
- Giảm cân
Và đặc biệt tác dụng ngăn ngừa táo bón. Hạt chia giúp bổ sung chất xơ cho cơ thể. Mật ong lại giúp tạo ra hệ vi khuẩn tốt trong đường ruột. Việc kết hợp chúng giúp tiêu hóa tốt hơn, phòng tránh và cải thiện táo bón.
Vậy là có ly nước uống buổi sáng rất giàu dinh dưỡng vừa cải thiện táo bón, vừa giảm cân hiệu quả.
2.3 Ăn nhiều rau xanh
Rau xanh là những loại thực phẩm đứng đầu về khả năng giúp cải thiện táo bón. Và tác dụng nhuận tràng này của các loại rau là nhờ thành phần chứa tỉ lệ lớn chất xơ.
Chất xơ được chia làm hai loại là hòa tan và không hòa tan. Chất xơ giúp tăng khối lượng phân bằng cách hút nước trong ruột, trương nở và tạo khối phân, đồng thời kích thích ruột già đẩy phân ra ngoài.
Chất xơ hòa tan còn có thể được lên men bởi hệ vi khuẩn trong ruột già tạo thành các acid béo mạch ngắn. Các acid béo mạch ngắn này cùng với chất xơ hòa tan có thể cung cấp các lợi ích khác cho cơ thể như:
- Kích thích sự phát triển của hệ vi khuẩn có lợi tại ruột già, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Giảm sự hấp thu và giảm nồng độ cholesterol trong máu
- Tăng hấp thu các khoáng chất như calci, magie…
Mặt khác, rau xanh còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cho người mẹ. Ngoài ra còn giúp làm đẹp da và giảm cân hiệu quả.
Hơn nữa, rau xanh có thể chế biến thành nhiều món ăn đa dạng, thơm ngon hoặc dùng dưới dạng sinh tố hằng ngày cho phụ nữ đặc biệt là phụ nữ sau sinh.
2.4 Tập yoga cải thiện táo bón sau sinh
Theo các chuyên gia, các bài tập yoga phù hợp rất tốt cho hệ tiêu hóa của cơ thể con người.
Thông qua các tư thế xoắn người, gập người …các cơ quan của hệ tiêu hóa sẽ được massage từ bên ngoài. Các động tác này có tác dụng tăng cường lưu thông máu, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ giải độc và đẩy mạnh quá trình đào thải chất thải rắn ra khỏi cơ thể.
Yoga còn giúp giảm nhanh tình trạng căng thẳng mệt mỏi – một trong những nguyên nhân gây ra và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
Chính vì vậy mà nhiều người nhận ra rằng, tập yoga thường xuyên giúp cho việc đại tiện trở nên thuận lợi và đều đặn hơn.
Các động tác có thể kể đến như:
a. Tư thế xoắn ốc:
- Ngồi trên sàn với 2 chân duỗi thẳng ở trước mặt.
- Nhẹ cong chân trái lên và đặt lên thảm tập, gót bàn chân trái chạm vào mông.
- Đặt khuỷu tay phải bên cạnh đầu gối trái, mắt nhìn qua vai trái và bắt đầu thực hiện động tác vặn mình. Trong khi xoắn người, cố kéo dài cơ thể.
- Giữ tư thế trong vài thở hơi sâu, sau đó lặp lại ở phía còn lại của cơ thể.
b. Tư thế lưỡi liềm:
- Đứng thẳng, bước 1 chân ra sau ở mức độ dài nhất có thể.
- Lưu ý giữ cho chân sau thẳng và cân bằng.
- Đặt 2 lòng bàn tay áp vào nhau và vặn xuống về phía chân trước. Sau đó đặt cánh tay của bạn ở bên ngoài.
- Giữ tư thế trong 10 nhịp thở sâu và đổi bên.
c. Tư thế trẻ em
- Quỳ cả 2 chân trên thảm tập, nghiêng người lên phía trước và vươn 2 tay dài ra.
- Từ từ rướn người về phía trước cho đến khi trán chạm vào thảm tập.
- Hít thở sâu và giữ nguyên tư thế trong nhiều nhịp thở đến khi cảm thấy mọi căng thẳng được giải tỏa.
d. Tư thế giảm gió
- Nằm thẳng lưng trên thảm tập, duỗi thẳng 2 chân ra và nâng cao lên ngang với tầm mắt.
- Từ từ đưa đầu gối phải lên chạm vào ngực và giữ đầu gối bằng cả 2 tay trong 20 nhịp thở.
- Kéo đầu gối phải ra và thực hiện tương tự với bên đầu gối còn lại.
- Kéo cả 2 đầu gối lên áp gần sát vào ngực, giữ lại bằng 2 tay.
- Giữ tư thế trong 1-2 phút và sau đó thả lỏng cơ thể. Lặp lại thêm vài lần nữa cho đến khi bạn cảm thấy mệt.
e. Tư thế “chó cúi mặt”
- Đặt lòng bàn tay và bàn chân chạm vào thảm tập. Lúc này đầu sẽ chúc xuống bên dưới.
- Nhẹ nhàng nhón ngón chân xuống càng duỗi thẳng càng tốt, sao cho cơ thể bạn nhìn như chữ V lộn ngược lại.
- Giữ 2 chân rộng bằng hông với 2 cánh tay rộng hơn vai.
- Có thể cong đầu gối nhẹ, giữ tư thế trong 10 nhịp thở sâu.
f. Tư thế gập người
- Bắt đầu bằng cách đứng thẳng với 2 chân rộng bằng hông. Sau đó gập người xuống, kéo ngực về phía đùi.
- Nếu bạn mới tập thì có thể uốn cong chân một chút để tư thế được dễ dàng hơn.
- Thả nhẹ 2 tay xuống và cố gắng đẩy lòng bàn tay áp xuống thảm tập. Hoặc để tay này nắm lấy cổ tay kia để thực sự cảm nhận được sự kéo dài.
- Thực hiện bài tập gập cúi người này trong 10 nhịp thở, sau đó thư giãn.
2.5 Bổ sung men vi sinh hoặc sản phẩm chứa lợi khuẩn (sữa chua, yakult)
Trong quá trình nỗ lực tiêu hóa chất dinh dưỡng còn sót lại, lợi khuẩn làm tăng độ nhớt cho khuôn phân. Nhờ đó, phân xốp, mềm, mịn hơn. Do vậy, khi có nhu động ruột co bóp, phân dễ bị đẩy ra ngoài.
Bên cạnh đó, các lợi khuẩn sẽ giúp sản sinh ra các enzym tiêu hóa, vitamin và các hoạt chất có tính kháng khuẩn, tạo ra tác động tích cực, giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt hơn. Bổ sung lợi khuẩn còn giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tăng sức đề kháng.
Mẹ có thể bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua hoặc từ các chế phẩm men vi sinh. Lợi khuẩn lấn át hại khuẩn thông qua cơ chế cạnh tranh chỗ bám và thức ăn. Đồng thời các lợi khuẩn còn giúp tổng hợp acid lactic, kháng sinh sinh học…để ức chế sự sản sinh, thậm chí tiêu diệt hại khuẩn.
»Xem thêm: Lợi ích của lợi khuẩn đường ruột đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Táo bón mặc dù là tình trạng thường gặp ở phụ nữ sau sinh và sẽ tự giảm bớt sau một thời gian. Tuy nhiên không khó để rút ngắn thời gian hồi phục, cải thiện tình trạng tiêu hóa này hiệu quả bằng nhiều cách.