Tình trạng nôn trớ ở trẻ em có thể kéo dài và ngày càng nặng thêm nếu cha mẹ không có cách thức xử trí kịp thời. Khi con có mới dấu hiệu nôn trớ, cha mẹ có thể tham khảo các mẹo dân gian dưới đây để cải thiện tình trạng theo cách tự nhiên.
Mục lục
1. 5 mẹo dân gian đơn giản nhất chữa nôn trớ ở trẻ em
1.1. Uống nước gừng
Sử dụng vài lát gừng tươi, đun sôi trong khoảng vài phút rồi cho trẻ uống là được. Mẹ có thể cho thêm 1 thìa cà phê mật ong để tạo vị ngọt và thơm cho trẻ dễ uống hơn. Gừng có chứa các chất chống nôn tự nhiên. Nhờ vậy nó có thể làm dịu hệ tiêu hóa của trẻ và giảm cảm giác buồn nôn.
1.2. Uống nước gạo
Nước gạo đun sôi hoặc nước cháo loãng về cơ bản là tinh bột từ gạo trắng. Nó khá hữu ích khi trẻ bị nôn trớ.
Cách làm:
- Sử dụng một chén gạo trắng
- Thêm hai chén nước vào và đun sôi.
- Lọc hỗn hợp này và để riêng phần nước gạo trong một cốc.
- Cho trẻ uống nước gạo và theo dõi.
1.3. Bạc hà
Đun sôi nước và thêm một thìa lá bạc hà khô, giữ lá bạc hà trong nước trong 10 phút rồi lọc lấy nước, cho trẻ dùng ba lần một ngày để giảm nôn. Hoặc có thể cho trẻ nhai lá bạc hà tươi. Hỗn hợp nước chanh, nước bạc hà và mật ong (mỗi loại 1 thìa cà phê) cũng có hiệu quả nhanh trong trường hợp trẻ nôn mửa nhiều.
1.4. Đọt tre (búp tre non)
Mẹ có thể tìm những đọt tre (búp tre non) bỏ vào ấm nước, đun sôi để nguội rồi cho bé uống thay nước lọc. Đối với bé gái thì dùng 9 đọt và 7 đọt cho bé trai. Cách này khá hiệu quả trong những ngày đầu bé có dấu hiệu nôn trớ.
1.5. Hạt thì là
Hạt thì là là một trong những biện pháp điều trị nôn mửa tại nhà cho trẻ khá tốt. Nó giúp tăng cường bài tiết enzym tuyến tụy, làm dịu dạ dày và tiêu hóa được cải thiện đáng kể.
Mẹ có thể sử dụng hạt thì như sau:
- Đun sôi một cốc nước
- Thêm ½ thìa hạt thì là.
- Sau đó để nguội và cho con uống cùng 1 thìa mật ong.
2. Hạn chế của phương pháp giảm nôn trớ ở trẻ em theo dân gian
Tuy nhiên cha mẹ cũng cần lưu ý, mẹo dân gian trị nôn trớ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ nên dùng nếu tình trạng nôn trớ của bé là bình thường, không phải bệnh lý. Các cách chữa nôn trớ này còn nhiều hạn chế, có thể kể đến như:
2.1. Tính hiệu quả và an toàn đối với trẻ nhỏ
Các phương pháp này chưa được nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng chính thức. Hiện tại các phương pháp này chỉ là các kinh nghiệm được lưu truyền lại, mang tính tương đối.
2.2. Về liều lượng
Lượng dung dịch uống sẽ khác nhau đối với từng trẻ, từng độ tuổi cũng như từng cân nặng. Mẹo dân gian không cho biết số lượng cụ thể, chỉ là sự áng chừng theo kinh nghiệm.
Trường hợp uống quá ít có thể chỉ đơn giản là không đủ để cho trẻ giảm triệu chứng. Nhưng khi sử dụng quá nhiều có thể gây nhiều hậu quả khác. Ví dụ như cơ thể trẻ sẽ mệt mỏi vì nạp quá nhiều nước so với thể trạng, uống quá nhiều gừng trẻ có thể xuất hiện các dấu hiệu nổi mẩn đỏ trên da, khó chịu trong người…
2.3. Giúp giảm triệu chứng, chưa tác động chính xác đến nguyên nhân
Dấu hiệu nôn trớ đôi khi sẽ giảm đi, không còn xuất hiện sau khi áp dụng các mẹo dân gian này. Nôn trớ xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau (nôn trớ sinh lý, bệnh lý). Và hầu hết các mẹo này chỉ giúp giảm tình trạng nôn trớ sinh lý ở trẻ.
2.4. Nặng thêm các tình trạng bệnh khác
Khi sử dụng các phương pháp này có thể kích hoạt các tình trạng bệnh đang tiềm ẩn ở trẻ, hoặc làm cho tình trạng nôn trớ ngày càng nặng hơn. Lí do là điều trị không đúng cách, không đúng vào nguyên nhân. Đây là hậu quả nghiêm trọng nhất cha mẹ cần hết sức lưu ý. Nếu sử dụng không thấy giảm tình trạng ở trẻ mà xuất hiện thêm các dấu hiệu khác thì ngay lập tức liên hệ với trung tâm y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
3. Phương pháp cải thiện nôn trớ ở trẻ em theo quan điểm khoa học hiện đại
3.1. Biện pháp xử lý khi gặp nôn trớ ở trẻ em
Khi trẻ nôn trớ, cha mẹ ngay lập tức nên xử lý bằng cách thực hiện các hành động sau:
- Thay đổi tư thế của trẻ. Mẹ hãy nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc. Sau đó làm sạch chất nôn trong và xung quanh miệng trẻ bằng khăn ấm.
- Vỗ lưng để trẻ bật hết chất nôn ra. Đồng thời giúp trấn an trẻ bằng cách khum lòng bàn tay lại hoặc thực hiện nghiệm pháp Heimlich.
- Tránh sử dụng các thực phẩm gây khó chịu hệ tiêu hóa của trẻ trong thời gian này. Ví dụ như nước ngọt có ga, đồ ăn cay nóng, thực phẩm chiên rán,…
- Bù nước và điện giải. Mẹ có thể sử dụng các dung dịch (Oresol, nước ấm, sữa, nước cháo loãng..). Nếu trẻ không mất nước mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn đặc như bình thường.
3.2. Cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ em
Để cải thiện tình trạng nôn trớ ở trẻ em, cha mẹ có thể thực hiện theo các biện pháp sau:
- Thay đổi thói quen ăn uống: cho trẻ ăn khi đói, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều cữ trong ngày, không ép trẻ ăn quá nó, sau khi trẻ ăn xong không nên đặt nằm ngay hoặc để trẻ chạy nhảy quá nhiều.
- Thay đổi chế độ dinh dưỡng: mẹ cần lựa chọn thức ăn dễ tiêu hóa, tuy nhiên phải đảm bảo giàu dinh dưỡng như lòng đỏ trứng gà, rau mồng tơi, rau chân vịt… Lựa chọn sữa không có thành phần đường lactose nếu trẻ không dung nạp đường lactose. Hạn chế cho trẻ sử dụng các loại thực phẩm giàu lipid, chất béo (đồ chiên, rán, các loại hải sản như tôm, cua,..).
- Bổ sung lợi khuẩn. Việc bổ sung lợi khuẩn hỗ trợ đường ruột của trẻ khỏe mạnh hơn, trẻ ăn ngon hơn, thức ăn được tiêu hóa dễ dàng và cơ thể trẻ có thể hấp thu được hầu hết các chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
➤ Xem thêm: [Cập nhật] Phác đồ điều trị bất dung nạp lactose ở trẻ nhỏ
3.3. Biện pháp y khoa khi gặp nôn trớ ở trẻ em
Dưới đây là một số biện pháp y khoa được thực hiện khi trẻ nôn trớ dưới sự giám sát của nhân viên y tế, cha mẹ không nên tự ý áp dụng tại nhà:
- Sử dụng thuốc chống buồn nôn: giúp kiểm soát bất kỳ cơn nôn nào mà trẻ gặp phải. Bản chất của thuốc chống nôn trớ là giảm co bóp cơ trơn dạ dày. Khi sử dụng thuốc (trước bữa ăn của trẻ), dạ dày giảm co bóp, hạn chế nôn trớ. Thuốc chống nôn trớ không nên sử dụng quá 3 lần trong một ngày (trong khi trẻ ăn rất nhiều bữa), do đó các mẹ chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự cho trẻ uống theo lời khuyên của bạn bè, người thân không có chuyên môn để tránh những tác dụng không mong muốn.
- Sử dụng thuốc kháng sinh: trẻ bị nôn trớ có thể do nguyên nhân bị vi khuẩn tấn công hoặc mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp trên…, sử dụng thuốc kháng sinh giúp loại trừ các nguyên nhân này.
- Truyền dịch tĩnh mạch: khi trẻ mệt lả, không thể bù nước bằng đường uống, hoặc không chịu uống thì cần thiết phải truyền cho trẻ để đảm bảo luôn cung cấp đủ nước.
TỔNG KẾT:
Tìm hiểu kỹ nguyên nhân sẽ giúp cha mẹ lựa chọn, áp dụng các biện pháp phù hợp, và tránh những biến cố không đáng có cho trẻ đồng thời con luôn mạnh khỏe, thoải mái vui chơi với bạn bè. Hệ tiêu hóa còn non nớt và chưa thực sự khỏe mạnh là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng nôn trớ ở trẻ em. Bổ sung men vi sinh là biện pháp đơn giản và hiệu quả để phòng và giảm triệu chứng nôn trớ. Công dụng chính của men vi sinh là bổ sung lợi khuẩn, cân bằng hệ vi sinh từ đó hỗ trợ và cải thiện chức năng tiêu hóa.
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.