Rối loạn tiêu hóa là một bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Vậy khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ cần làm những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc ấy.
Mục lục
1. Xác định & loại trừ nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa
1.1. Xác định nguyên nhân
Xác định nguyên nhân là bước đầu tiên mà các mẹ cần làm khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Một số nguyên nhân phổ biến gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ là:
- Ngộ độc tiêu hóa: trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, các thực phẩm tương kỵ nhau (cua với bí đỏ, sữa đậu nành với trứng gà,…).
- Nhiễm khuẩn: sự gia tăng bất thường của vi khuẩn có hại trong đường ruột do việc ăn uống hay vệ sinh không sạch sẽ.
- Dùng thuốc kháng sinh: khi trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày thì bên cạnh việc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh, nó cũng sẽ tiêu diệt một số lợi khuẩn có trong đường tiêu hóa gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa hoặc việc sử dụng một số kháng sinh như ampicillin, cephalosporin, erythromycin, clindamycin,…có tác dụng phụ là rối loạn tiêu hóa.
- Chế độ ăn mất cân bằng: chế độ ăn không hợp lý, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
- Không dung nạp hay dị ứng thức ăn: việc trẻ ăn phải các thức ăn mà cơ thể không dung nạp được hay bị dị ứng sẽ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Ví dụ như trường hợp trẻ không dung nạp lactose hay trường hợp trẻ bị dị ứng với đạm sữa bò.
1.2. Loại trừ nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ cần trả lời một số câu hỏi như:
- Các mẹ đã cho trẻ ăn những gì, ăn như thế nào (lượng nhiều hay ít)?
- Quá trình chế biến thức ăn cho trẻ đã an toàn và hợp vệ sinh chưa (ăn chín, uống sôi, vệ sinh dụng cụ ăn uống sạch sẽ)?
- Gần đây có sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ không, có tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ không?…”
Sau đó đối chiếu câu trả lời với các nguyên nhân nêu trên, xác định sơ bộ yếu tố nào khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Trường hợp nhiễm khuẩn, trẻ đi ngoài phân lỏng, phân sống có lẫn máu hoặc chất nhầy, đôi khi có sốt nhẹ.
Với trường hợp trẻ không dung nạp hay bị dị ứng với thức ăn, bên cạnh biểu hiện là rối loạn tiêu hóa, trẻ có thể có biểu hiện trên các cơ quan khác (da nổi mẩn đỏ, khó thở, sưng phù,…). Nặng hơn có thể sốc phản vệ. Khi đó, mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để chăm sóc và điều trị kịp thời cho trẻ.
2. Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Sau khi xác định được nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa, tùy vào tình trạng của trẻ mà bác sĩ có cách xử trí phù hợp. Thuốc được chỉ định điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa thường chia thành 2 nhóm:
2.1. Thuốc điều trị nguyên nhân
Đây là thuốc được sử dụng để loại bỏ tác nhân gây bệnh cho trẻ. Ví dụ như: loại bỏ vi khuẩn đối với trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn, loại bỏ ký sinh trùng gây bệnh,….
Bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh cho trẻ trong các trường hợp sau:
Trẻ bị tiêu chảy phân có máu:
- Khi chưa xác định được tác nhân gây bệnh cho trẻ: dùng Ciprofloxacin, Ceftriaxone.
- Trẻ được xác định nhiễm Shigella: dùng Ciprofloxacin
- Trẻ được xác định nhiễm vi khuẩn tả: dùng Azithromycin
Trẻ có triệu chứng nhiễm trùng toàn thân
Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng:
- Điều trị nhiễm giun sán: Mebendazole (Vermox, Fugacar,…), Pyrantel pamoat (Combantrin, Helmintox).
- Điều trị hội chứng lỵ: Ciprofloxacin, Norfloxacin, Azithromycin, Cephalosporin (Cefixime).
- Điều trị nhiễm Giardia lamblia: Metronidazole
Dựa vào tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc và thời gian sử dụng phù hợp. Mẹ cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc kháng sinh. Tránh tình trạng cho trẻ uống quá liều làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ. Bởi tiêu diệt vi khuẩn có hại thì kháng sinh cũng tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bên cạnh đó, việc uống thuốc không đủ liều hoặc ngắt quãng sẽ không đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
2.2. Thuốc điều trị triệu chứng
Ngoài việc điều trị nguyên nhân, việc điều trị triệu chứng cũng vô cùng quan trọng. Điều này làm giảm được tình trạng rối loạn tiêu hóa (khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón,…). Khi đó sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn.
Các thuốc điều trị triệu chứng và cơ chế của nó là:
Điều trị khó tiêu, đầy hơi
- Cơ chế: Giảm tiết axit dạ dày.
- Loại thuốc thường dùng: Omeprazol, Ranitidin, …
Điều trị tiêu chảy
- Bù nước và điện giải: Oresol.
- Thuốc cầm tiêu chảy: Hidrasec (Racecadotril), Smecta (Diosmectite), Loperamide, ….
Điều trị táo bón
- Cơ chế: Kích thích nhu động ruột, tăng áp lực thẩm thấu, làm mềm phân.
- Loại thuốc thường dùng: Polyethylene glycol, Lactulose, Micralax,…
3. Điều chỉnh chế độ ăn
Việc điều chỉnh chế độ ăn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa cũng rất quan trọng. Một chế độ ăn khoa học, hợp lí sẽ giúp trẻ cải thiện rối loạn tiêu hóa.
3.1. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn các loại thực phẩm mềm, lỏng (cháo, súp,…) dễ tiêu. Bên cạnh đó, mẹ nên chia khẩu phần ăn của trẻ thành các bữa nhỏ.
- Các mẹ cần chú ý bổ sung chất dinh dưỡng một cách đầy đủ. Cho trẻ ăn lượng tinh bột và chất đạm (thịt, cá,…) một cách vừa phải. Nếu cung cấp quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu.
- Việc bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ có từ các loại rau xanh (rau cải, rau bina, bông cải xanh, mồng tơi,…) hay các loại củ quả chín (cà rốt, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, táo, chuối,…) cũng rất cần thiết. Nó giúp quá trình chuyển hóa thức ăn diễn ra thuận lợi và dễ dàng hơn.
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên uống nhiều nước (nước sôi để nguội, nước dừa,…). Trường hợp trẻ bị tiêu chảy mất nhiều nước, cho trẻ uống dung dịch Oresol bù nước và điện giải.
3.2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn gì?
- Trẻ bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đường, bánh kẹo. Bởi chúng sẽ khiến trẻ khó tiêu, đầy bụng.
- Một số trẻ không dung nạp được lactose không nên cho trẻ uống sữa chứa lactose vì có thể làm nặng thêm tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bởi trong trường hợp này, ruột non không sản xuất đủ enzym lactase. Bình thường, enzyme này giúp phân hủy lactose thành glucose và galactose dễ hấp thu.
»Xem thêm: Trẻ rối loạn tiêu hoá nên ăn gì?
4. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột để cải thiện rối loạn tiêu hóa cho bé
Lợi khuẩn sống Probiotics có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nó hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa. Trên thực tế có rất nhiều loại lợi khuẩn đường ruột, mỗi loại đảm nhận một vai trò khác nhau. Vì thế, tùy vào tình trạng rối loạn tiêu hóa của trẻ, mẹ lựa chọn để bổ sung phù hợp.
Một trong các loại lợi khuẩn sống hay gặp nhất là Bifidobacterium. Nó chiếm số lượng lớn trong tổng số vi khuẩn đường ruột và là chủng lợi khuẩn quan trọng đối với trẻ.
Lợi khuẩn Bifidobacterium giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
- Ức chế các vi khuẩn có hại, kích thích hệ miễn dịch tiết ra kháng thể IgA nhằm tăng sức đề kháng.
- Tiết chất nhầy bảo vệ ruột tránh khỏi các tác nhân xâm nhập từ bên ngoài.
Khi trẻ bị tiêu chảy, việc sử dụng Lợi khuẩn sẽ làm rút ngắn thời gian tiêu chảy trong ngày, cân bằng nước và điện giải. Trong trường hợp phân sống, lợi khuẩn hỗ trợ hệ tiêu hóa phân cắt thức ăn, hấp thu triệt để chất dinh dưỡng.
»Xem thêm: Lợi ích của lợi khuẩn đường ruột đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
TỔNG KẾT: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, mẹ cần xác định rõ nguyên nhân để có cách xử trí phù hợp. Kết hợp với chế độ chăm sóc khoa học giúp cải thiện rối loạn tiêu hóa hiệu quả ở trẻ. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.