Hiện nay, nước vôi nhì không chỉ được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất mà nó còn được ứng dụng trong lĩnh vực y học để hỗ trợ và điều trị bệnh. Nó được sử dụng để hỗ trợ, làm giảm các vấn đề trên hệ tiêu hóa (tiêu chảy, nôn mửa, nóng rát dịch vị,…), dùng ngoài khi bị côn trùng cắn,…
Mục lục
1. Định nghĩa nước vôi nhì
Nước vôi nhì là dung dịch nước vôi trong (canxi hydroxide) bão hòa. Trong thành phần của nó có chứa:
- Vôi tôi: Canxi hydroxit trắng, dẻo.
- Nước tinh khiết: Nước sinh hoạt đã qua xử lý bằng phương pháp lọc và trao đổi ion.
2. Cơ chế hóa học của nước vôi nhì
2.1. Tính chất của canxi hydroxide (vôi tôi)
- Là base của kim loại kiềm thổ (canxi).
- Có khả năng phản ứng với axit tạo thành muối và nước (trung hòa axit).
- Dung dịch canxi hydroxide có tính kiềm.
- Có tính sát khuẩn, thường được dùng trong nha khoa để điều trị các bệnh lý về tủy răng.
2.2. Tác dụng của nước vôi nhì
Với 2 đặc tính nổi bật: Tính kiềm nhẹ và tính sát khuẩn, nước vôi nhì được sử dụng để:
a. Hỗ trợ điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa
- Làm giảm các triệu chứng buồn nôn, nôn, nóng rát dạ dày và thực quản do lượng axit tăng cao.
- Giảm số lần tiêu chảy. Tiêu chảy là tình trạng nhu động ruột bị kích thích quá mức. Việc sử dụng nước vôi nhì trong trường hợp này nhằm trung hòa axit trong dạ dày, giảm kích thích nhu động ruột. Nhờ đó mà giảm thiểu số lần tiêu chảy.
- Giảm cảm giác nóng rát ở hậu môn. Nước vôi nhì có tác dụng trung hoà các chất cặn bã, thức ăn dư thừa có tính axit khiến cho phân trở nên trung tính. Nhờ vậy mà khi đi ngoài giảm được cảm giác nóng rát ở hậu môn.
b. Hỗ trợ điều trị loạn khuẩn
- Bên cạnh hỗ trợ điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa, trung hòa axit trong dạ dày, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng nước vôi nhì điều trị loạn khuẩn rất hiệu quả.
- Loạn khuẩn là sự mất cân bằng vi khuẩn trong đường ruột. Bình thường tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn là 85% và 15%. Tuy nhiên vì một số lý do nào đó (ăn uống không hợp vệ sinh, cơ thể bị nhiễm trùng,…) mà số lượng vi khuẩn có hại gia tăng quá mức gây ra tình trạng loạn khuẩn đường ruột.
- Nước vôi nhì điều trị loạn khuẩn bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn có hại, giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột.
» Xem thêm: Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ nhỏ: Nguyên nhân và giải pháp
c. Sát khuẩn trong trường hợp bị côn trùng cắn
Nước vôi nhì có tính sát trùng. Nó phá hủy độc tố của côn trùng do đó làm giảm tình trạng dị ứng hay sưng, ngứa khi bị côn trùng cắn.
3. Đối tượng sử dụng nước vôi nhì
- Sử dụng nước vôi nhì cho các đối tượng có vấn đề về hệ tiêu hóa như tiêu chảy, nóng rát dạ dày, nôn mửa, loạn khuẩn,…
- Bên cạnh đó, nó còn được dùng để thoa lên các vết chích, đốt của côn trùng (muỗi, kiến, ong, bò cạp,…). vết hăm ở khu vực hậu môn, …
Trả lời: Việc cho trẻ sơ sinh sử dụng nước vôi nhì phải tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ vì:
- Trẻ sơ sinh rất dễ nhạy cảm nên đôi khi sử dụng nước vôi nhì sẽ bị dị ứng với thành phần của nó (canxi hydroxyde)
- Trẻ sơ sinh đang trong quá trình hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể (dạ dày, gan, lách,…). Do vậy khi sử dụng nước vôi nhì cho trẻ sơ sinh bằng đường uống cần phải thận trọng.
- Khi dùng cho trẻ sơ sinh bằng đường ngoài da để làm giảm các vết cắn, đốt của côn trùng. Các mẹ cần bôi cho trẻ một lượng nhỏ, không được bôi quá nhiều.
Trong trường hợp trẻ có bất kỳ dấu hiệu dị ứng nào với các thành phần trong nước vôi nhì, các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử trí kịp thời.
» Xem thêm: Nắm ngay 8 biện pháp phòng ngừa tiêu chảy ở trẻ em
4. Nguyên tắc sử dụng đúng nước vôi nhì cho trẻ
Dưới đây là một số nguyên tắc sử dụng đúng nước vôi nhì cho trẻ ứng với từng trường hợp:
4.1. Trường hợp hỗ trợ điều trị các vấn đề về hệ tiêu hóa ở trẻ nhỏ
Khi trẻ gặp một số vấn đề tiêu hóa ở trẻ nhỏ như nôn mửa, nóng rát dạ dày thực quản, tiêu chảy,… có thể sử dụng nước vôi nhì do Bệnh viện Nhi Trung Ương pha chế (thể tích 100ml)
– Đường dùng: Dung dịch nước dùng để uống.
– Liều dùng: Nước vôi nhì sử dụng đường uống cần tuân thủ chặt chẽ liều lượng được chỉ định từ bác sĩ. Không được tự ý sử dụng.
Có thể tham khảo liều lượng sử dụng dưới đây.
- Trẻ dưới 1 tuổi: Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 2-3 ml.
- Trẻ từ 1-2 tuổi: Uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 5 ml.
- Trẻ từ 2-6 tuổi: Uống 4 lần/ ngày, mỗi lần 5ml.
- Trẻ từ 6-12 tuổi: Uống 4 lần/ ngày, mỗi lần 7ml.
- Trẻ trên 12 tuổi, người lớn: Uống 4-5 lần/ ngày, mỗi lần 10ml.
– Cách dùng: Dùng trực tiếp hoặc có thể pha với sữa, đường để uống.
– Tương tác thuốc
- Tương tác thuốc với thuốc: Vì vôi có tính kiềm do đó khi sử dụng kèm với thuốc có tính axit yếu như levodopa, amoxicillin, aspirin, cephalexin, furosemide, warfarin,… sẽ làm giảm tác dụng.
- Tương tác thuốc với thức ăn: Trong thời gian sử dụng, cần tránh ăn các loại thực phẩm có vị chua (cam, chanh, …)
– Thời gian dùng: Sử dụng trong thời gian 5-7 ngày.
4.2. Trường hợp dùng khi bị côn trùng cắn:
Sử dụng dung dịch với nồng độ canxi hydroxide là 30mg/10ml.
- Đường dùng: Dùng ngoài, bôi lên vết bị côn trùng cắn.
- Liều dùng: Thoa vào vết bị côn trùng cắn 4-5 lần, mỗi lần thoa 2-3 giọt và cách nhau 10-15 phút.
- Cách dùng: Thoa trực tiếp lên vết bị côn trùng cắn.
- Tương tác thuốc: Do nước vôi có tính kiềm nên nếu dùng kém với một số thuốc dùng ngoài da có tính axit yếu chẳng hạn như thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) sẽ làm giảm tác dụng của các thuốc đó. Chính vì vậy, không nên dùng các thuốc khác khi sử dụng nước vôi nhì để tránh tương tác.
4.3. Cách dùng cho trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh
- Các mẹ cần tuân thủ đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định hay liều lượng ghi trên nhãn của nhà sản xuất.
- Đối với trẻ sơ sinh, việc cho trẻ uống nước vôi nhì cần phải thận trọng, nếu thấy bất cứ dấu hiệu hay phản ứng lạ (khó chịu, quấy khóc, …), các mẹ cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời.
5. Một số sai lầm khi sử dụng cần tránh
- Không sử dụng nước vôi nhì khi ăn các loại thực phẩm có tính axit (cam, chanh, …). Vì acid sẽ làm giảm tác dụng của nó.
- Các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng khi cho trẻ sử dụng hoặc dùng khi đang sử dụng các loại thuốc khác.
- Trường hợp dùng ngoài da: Khi sử dụng quá liều có thể gây rộp da.
Cách xử trí: Các mẹ nên cho trẻ ngưng sử dụng. Sau đó rửa sạch vùng da đó bằng nước hoặc acid citric loãng, sau đó lau khô.
- Trường hợp dùng đường uống. Khi sử dụng quá liều, các mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí và điều trị kịp thời.
- Ở những bệnh nhân suy thận, nên thận trọng khi sử dụng. Cần theo dõi nồng độ canxi trong máu, nước tiểu do sự lắng đọng canxi rất dễ tạo sỏi, gây ảnh hưởng đến chức năng thận.
Imiale – Lợi khuẩn sống gắn đích từ Đan Mạch
Imiale tự hào là lợi khuẩn sống được sản xuất bởi CHR.Hansen – công ty lợi khuẩn hàng đầu thế giới với 148 năm kinh nghiệm. Với công nghệ độc quyền Cryoprotectant và chứa chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12, Imiale hỗ trợ cải thiện tốt các tình trạng rối loạn tiêu hóa, luận khuẩn đường ruột. Imiale được các chuyên gia y tế trên toàn thế giới và các Hiệp hội khuyên dùng.
Tóm lại
Bài viết trên giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nước vôi nhì và công dụng của nó trong hỗ trợ và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, khi sử dụng cho trẻ, các mẹ cần tuân thủ đúng đường dùng, cách dùng, liều dùng, thời gian dùng,…để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao. Mong rằng qua bài viết này, các mẹ sẽ sử dụng nước vôi nhì cho trẻ một cách hợp lý.
» Xem thêm: Tiêu chảy kéo dài ở trẻ – Nguyên nhân và cách xử trí dứt điểm
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Nguồn tham khảo: