Với các thể nhẹ thông thường, cha mẹ có thể tự điều trị tiêu chảy cho trẻ tại nhà. Nhưng không phải ai cũng biết cách chăm sóc tiêu chảy cho trẻ sao cho đúng cách. Những sai lầm trong chăm sóc trẻ có thể khiến tình trạng tiêu chảy kéo dài nhiều ngày, thậm chí bệnh nặng hơn. Sau đây là 4 nguyên tắc chăm sóc- phục hồi tiêu chảy ở trẻ sơ sinh được các chuyên gia khuyến cáo.
1. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh là gì?
1.1 Định nghĩa
Tiêu chảy là tình trạng bé đi ngoài phân lỏng 3 lần hoặc nhiều hơn trong 24h. Đây là một trong những bệnh thường gặp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt nam.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn thì đi ngoài phân sệt là chuyện bình thường. Quan trọng là phải quan sát tính chất lỏng của phân, vì nếu trẻ sơ sinh chỉ đi ngoài bình thường mà phân không lỏng thì không phải tình trạng tiêu chảy.
1.2 Một số dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài với những dấu hiệu sau thì có khả năng là trẻ bị tiêu chảy:
- Số lần đi ngoài nhiều lần hơn so với bình thường của bé, trung bình từ 3 – 10 lần/ ngày, hoặc hơn.
- Phân lỏng, tóe nước
- Phân có bọt.
- Thay đổi màu sắc.
- Có nhầy hoặc máu.
- Có mùi hôi, tanh
Bên cạnh đó, vì đây là một hiện bệnh đường ruột, trẻ sẽ có thêm những triệu chứng khác, như mệt, quấy khóc nhiều, sốt, buồn nôn và nôn, đau bụng,…
2. Cách khắc phục tiêu chảy ở trẻ sơ sinh
2.1 Cho trẻ bú nhiều hơn
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sữa mẹ có tác dụng làm giảm lượng phân bài tiết và thúc đẩy quá trình lành bệnh cho trẻ.
Bú mẹ là cách giúp bé giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy. Bé bị tiêu chảy vẫn cần được bú như bình thường. Nên cho trẻ bú theo nhu cầu và tăng dần lượng bú. Lượng bú vào cần nhiều hơn trước đó để bù cho lượng nước đã mất qua phân bé.
Ngoài ra, cho bé uống xen kẽ giữa các lần uống Oresol. Cụ thể, lượng Oresol cho trẻ sử dụng tương đương từ 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài. Mẹ nên cho trẻ uống ít một bằng thìa. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút.
Với trẻ dùng sữa công thức hoàn toàn, nên cho trẻ sử dụng những loại sữa thường dùng. Mỗi lần sử dụng thường cách nhau tối thiểu 3h.
2.2 Xử trí khi trẻ sơ sinh tiêu chảy
a. Tình trạng tiêu chảy nhiễm khuẩn
Kháng sinh
không được sử dụng thường quy trong điều trị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thông thường vì chỉ sử dụng khi được xác định chính xác tình trạng nhiễm khuẩn tiêu hóa. Chỉ dùng kháng sinh khi tiêu chảy trong phân có máu, nghi ngờ trẻ tiêu chảy do tả có mất nước nặng hoặc xác định trẻ nhiễm ký sinh trùng Giardia duodenalis, Amip.
Một số kháng sinh được lựa chọn trong điều trị một số tác nhân vi khuẩn thường gặp như: Erythromycin, Doxycyclin, Pivmecillinam, Metronidazol, Streptomycin, Nitrofuran…
Thuốc cầm tiêu chảy
Có thể kết hợp một số loại thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ. Tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc này cần được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, các bà mẹ không thể sử dụng bừa bãi. Các loại thuốc đó bao gồm:
- Thuốc hấp phụ: Smectite. Thuốc này làm cải thiện việc điều trị tiêu chảy cho trẻ bằng khả năng làm săn táo và bất hoạt độc tố vi khuẩn hoặc những chất khác gây ra tiêu chảy.
- Hidrasec ( hoạt chất racecadotril): có khả năng ức chế enkephalinase, làm giảm lượng phân bài xuất, giảm nguy cơ mất nước mà không ảnh hưởng đến nhu động ruột, không gây táo bón thứ phát.
Bổ sung kẽm cho trẻ
Đây là một trong các khuyến cáo mới trong phác đồ điều trị tiêu chảy ở trẻ em hiện nay. Kẽm là một vi chất rất quan trọng trong hệ miễn dịch của trẻ. Khi trẻ bị tiêu chảy, trẻ sẽ bị mất một lượng lớn kẽm. Bổ sung kẽm sẽ giúp trẻ giảm thời gian và mức độ nặng của đợt tiêu chảy. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc đợt tiêu chảy mới trong những tháng tiếp theo sau điều trị.
Nên cho trẻ uống kẽm sớm ngay khi có các triệu chứng của bệnh tiêu chảy. Với trẻ sơ sinh thì nên cho uống 10mg/ ngày trong 10-14 ngày. Uống kẽm vào lúc đói sẽ giúp hấp thu thuốc tốt hơn.
Bổ sung lợi khuẩn
Khi bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, một lượng lớn vi khuẩn sẽ tấn công vào đường ruột của trẻ làm tiêu diệt những vi khuẩn có lợi mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vì vậy, bổ sung lượng lợi khuẩn đủ lớn giúp tái cân bằng hệ vi sinh đường ruột, khôi phục hoạt động hệ tiêu hóa của trẻ. Một số lợi khuẩn thường được sử dụng như: Lactobacillus, Bifidobacterium,…
b. Loạn khuẩn ruột nhẹ, tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh
Khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sau những đợt loạn khuẩn nhẹ hay sau một đợt điều trị kháng sinh, mẹ vẫn phải tuân thủ việc bù nước và điện giải bằng việc cho trẻ bú nhiều hơn cũng như dùng ORS cho trẻ khi đã trình bày ở phần trên.
Ngoài ra, khi trẻ gặp những biểu hiện như ợ hơi, nôn trớ, phân lỏng… Đó là biểu hiện cho sự không ổn định của hệ tiêu hóa. Nguyên nhân là do lượng lợi khuẩn sẽ bị đào thải nhanh chóng cùng với phân.
Đây là điều kiện môi trường thuận lợi khiến lượng hại khuẩn sẽ tăng lên nhanh chóng. Điều này sẽ khiến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột của trẻ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đường ruột của trẻ.
Bifidobacterium là lợi khuẩn chiếm đến 90% lợi khuẩn đường ruột của trẻ sơ sinh. Bifidobacterium có vai trò quan trọng trong việc cải thiện thời gian và tần xuất tiêu chảy ở trẻ sơ sinh.
»Xem thêm: Lợi ích của lợi khuẩn đường ruột đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
2.3 Theo dõi trẻ sơ sinh tiêu chảy tại nhà
Đối với trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, trẻ chủ yếu được chăm sóc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Vì vậy việc theo dõi và xử trí theo tiến triển bệnh là rất quan trọng đối với các bậc cha mẹ.
Tuy nhiên những dạng này thường được chẩn đoán và phân biệt bởi các bác sĩ. Còn đối với cha mẹ, hãy theo dõi trẻ qua các biểu hiện để biết được tình trạng mất nước.
a. Đối với tình trạng không mất nước:
Thường không có dấu hiệu để phân biệt.
b. Đối với trẻ sơ sinh tiêu chảy có mất nước:
Có 2 trong các dấu hiệu sau đây:
- Kích thích, vật vã
- Mắt trũng
- Khát nước, uống háo hức
- Nếp véo da mất chậm (< 2 giây)
c. Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh gây mất nước nặng:
Có 2 trong các dấu hiệu sau đây:
- Li bì hoặc hôn mê
- Mắt trũng
- Không uống được hoặc uống rất kém
- Nếp véo da mất rất chậm (> 2 giây)
Ngoài ra, cần theo dõi cân nặng để đánh giá tình trạng mất nước cũng như dinh dưỡng của trẻ. Với tình trạng không mất nước, mẹ có thể thực hiện dự phòng và bù nước tại nhà. Tuy nhiên với 2 tình trạng còn lại, bé cần được đưa đến cơ sở y tế để được điều trị.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy rất dễ gặp tình trạng suy dinh dưỡng. Thời gian tiêu chảy sẽ kéo dài, khả năng hồi phục chức năng đường ruột ở trẻ chậm hơn. Vì vậy, mẹ cần phải theo dõi cân nặng có sụt giảm, da có xanh xao, mắt sâu lõm hơn,… Từ đó có biện pháp thực hiện bổ sung dinh dưỡng, tăng khẩu phần ăn cho trẻ.
»Xem thêm: Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, phác đồ điều trị chuẩn
2.4 Đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết
Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy nên cho tới các cơ sở y tế. Bởi trẻ tuổi này rất dễ bị mất nước và trở nặng bệnh mà mẹ có thể không nhận biết được.
Nếu trẻ có các dấu hiệu sau đây thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất:
- Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi
- Trẻ sinh non, có bệnh mạn tính hoặc đang bị mắc nhiều bệnh cùng lúc
- Có sốt trên 38 độ C đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi. Hoặc sốt trên 39 độ C với trẻ trên 3 tháng tuổi.
- Phân có máu và trẻ có dấu hiệu mất nước.
- Trẻ vẫn nôn ói nhiều, mặc dù bố mẹ đã cho trẻ uống chậm, ít, thường xuyên.
- Trẻ không chịu ăn uống gì, trong khi vẫn còn tiêu chảy và nôn ói nhiều.
- Trẻ đi tiêu quá thường xuyên và sợ rằng không bù được đủ nước cho trẻ.
- Khi nôn ói, dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây.
- Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức.
- Tiêu chảy không hết sau 7 ngày.
Các địa chỉ khám nhi khoa uy tín:
Tổng kết: Trên đây là những biện pháp chăm sóc và giúp phục hổi tiêu chảy ở trẻ sơ sinh. Để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.