Chắc chắn, mẹ nào cũng biết tới tầm quan trọng của vitamin D đối với cơ thể. Đặc biệt là tầm quan trọng với trẻ nhỏ. Một trong những nguồn bổ sung vitamin hiện nay chính là thông qua việc tắm nắng. Tuy nhiên, không phải ông bố, bà mẹ nào cũng nắm được cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau!
Mục lục
- 1. Tác động của ánh nắng mặt trời khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
- 2. Các yếu tố tác động lên khả năng tổng hợp vitamin D khi tắm nắng?
- 3. Cập nhật 5 nguyên tắc tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn
- 3.1. Nguyên tắc 1: Không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tiếp xúc với ánh mặt trời
- 3.2. Nguyên tắc 2: Không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa hè gay gắt
- 3.3. Nguyên tắc 3: Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh tối ưu
- 3.4. Nguyên tắc 4: Chỉ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong thời gian 15 – 20 phút/tuần
- 3.5. Nguyên tắc 5: Không để ánh nắng chiếu trực tiếp lên đầu trẻ
- 4. Hướng dẫn phương pháp cung cấp đủ vitamin D cho trẻ
- 5. Tổng kết
1. Tác động của ánh nắng mặt trời khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Ánh nắng mặt trời là một nguồn năng lượng vừa có tác động tích cực và tiêu cực tới cực tới cơ thể con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Dưới đây là một vài những tác động cơ bản của ánh nắng mặt trời lên da bé.
1.1. Lợi ích của ánh nắng mặt trời lên da bé
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp cơ thể tổng hợp vitamin D
Vitamin D 3 là một vitamin tan trong dầu. Có vai trò quan trọng trong việc hấp thu calci và phospho. Việc có đủ vitamin D, calci, phospho đóng vai trò cần thiết trong việc xây dựng và duy trì cấu trúc xương. Đặc biệt là với trẻ nhỏ – lứa tuổi đang trong giai đoạn phát triển
Bình thường, ngoài việc bổ sung qua các loại thực phẩm, đồ ăn, cơ thể có thể tự tổng hợp vitamin D 3 nhờ tia UVB trong ánh nắng mặt trời. Ở lớp hạ bì của da người có chứa một hoạt chất có tên là 7-dehydrocholesterol, tiền chất của vitamin D.
Sau khi cơ thể tiếp xúc với bức xạ tia cực tím UVB, có bước sóng từ 290 đến 320 nm, 7-dehydrocholesterol sẽ được chuyển hóa thành previtamin D 3 sau đó thành vitamin D3.
Vitamin D tạo ra nhờ ánh sáng mặt trời đóng vai trò to lớn trong việc tạo nên cấu trúc xương, răng.
- Nếu thiếu hụt vitamin D, trẻ có nguy cơ:
- Bị còi xương
- Chân bị vòng kiềng
- Hai đầu gối khuỳnh vào nhau (Knock knees)
- Yếu xương.
Bên cạnh đó, vitamin D còn tham gia trong quá trình tăng trưởng tế bào, hỗ trợ chức năng thần kinh và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Tiêu diệt một số vi khuẩn có hại, điều trị một số bệnh da liễu như vảy nến, bạch biến
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý về da liễu như vảy nến, chàm, mụn,…
Hiện nay, một trong số những liệu pháp điều trị bệnh vảy nến là dùng tia cực tím (UV) hoặc dùng ánh nắng mặt trời để cải thiện triệu chứng của bệnh. Ánh nắng mặt trời có khả năng tiêu diệt các tế bào bạch cầu hoạt động quá mức. Bạch cầu đang tấn công các tế bào da khỏe mạnh. Từ đó gây nên sự tăng sinh các tế bào sừng.
Cả ánh sáng UVA và UVB đều có thể hữu ích trong việc giảm các triệu chứng của bệnh vẩy nến nhẹ đến trung bình.
Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần, tạo cảm giác sảng khoái
Năm 2002, Lambert và cộng sự đã có nghiên cứu trên thần kinh. Kết quả cho rằng việc tiếp xúc với ánh ánh sáng mặt trời làm tăng giải phóng của serotonin ở não. Serotonin là một hormone có liên quan đến việc thúc đẩy tâm trạng. Và giúp một người cảm thấy bình tĩnh và tập trung.
Nếu thiếu hụt hormone này, trẻ có nguy cơ mắc hội chứng:
- Đột tử ở trẻ sơ sinh
- Rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD)
- Trầm cảm, tâm thần phân liệt, bệnh Alzheimer và đau nửa đầu.
Ngoài ra, trong não còn có một loại neuorohormone là Beta-endorphin. Đó một chất giảm đau tự nhiên được giải phóng, tạo ra một cảm giác sảng khoái, khỏe mạnh.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy việc tiếp xúc với tia UV đã làm tăng đáng kể nồng độ β-endorphin trong huyết tương tuần hoàn ở mô hình động vật. Vì vậy, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể tạo ra cảm giác sảng khoái. Đồng thời ngăn ngừa một số những hội về tâm thần kinh ở trẻ.
Giảm tỷ lệ mắc một số bệnh như ung thư vú, tiểu đường, tim mạch, béo phì…
Ngoài những vai trò kể trên, ánh sáng mặt trời còn ngăn ngừa cơ thể mắc một số bệnh lý nguy hiểm như ung thư vú, tiểu đường, tim mạch,…
Ví dụ như là với hệ tim mạch, năm 2014, các nhà khoa học tại Anh đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng việc tiếp với tia UVA trong ánh sáng mặt trời có khả năng làm hạ huyết áp.
Trong da người, có một lượng lớn các chất chuyển hóa NO. Khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với tia UVA, các chất chuyển hóa này được huy động tới hệ tuần hoàn gây giãn mạch động mạch. Và kết quả là giảm huyết áp.
1.2. Tác hại của ánh nắng mặt trời lên da bé
Bên cạnh những lợi ích mà ánh sáng mặt trời đem lại, các tia bức xạ có trong ánh nắng có thể gây ra những nguy hiểm, rủi ro vô cùng nghiêm trọng. Cụ thể:
Ung thư da và lão hóa tế bào da
Nhắc tới tác hại của tia UV, đầu tiên phải kể tới nguy cơ ung thư da. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là một trong những yếu tố nguy cơ chính đối với sự hình thành và phát triển các khối u ác tính và ung thư da không hắc tố. Nguy cơ này càng tăng ở những người ít có sắc tố melanin, cao nhất ở nhóm người da trắng.
Về mặt sinh học, UVB so với tia UVA có thể gây ra tổn thương các tế bào DNA thông qua việc tạo ra các chất dimer pyrimidine. Lúc này, các gốc tự do (O2, H2O2)được hình thành và thực hiện một loạt các phản ứng oxy hóa.
Thúc đẩy quá trình lão hóa da
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời không đúng cách có thể thúc đẩy quá trình lão hóa da của trẻ. Tia UVB có trong ánh nắng mặt trời kích thích tăng sinh tế bào ở lớp ngoài cùng của da. Khi ngày càng nhiều tế bào được tạo ra, lớp biểu bì dày lên. Trong khi đó tia UVA thâm nhập vào các lớp da sâu hơn làm rối loạn các mô liên kết khiến da mất dần tính đàn hồi. Kết là da sẽ bị nhăn nheo, chảy xệ.
Ức chế miễn dịch
Ngoài những tác hại kể trên, tia UV có gây ra tác hại ức chế miễn dịch. Tia UV-B làm tổn thương các tế bào đuôi gai trên da và kích thích tế bào T. Chúng có vai trò trong điều hòa sản xuất cytokine tiền viêm. Từ đó gây ra ức chế miễn dịch.
Tia UV cũng dẫn đến sự xâm nhập của các kháng nguyên hạt nhân trên bề mặt tế bào và tổng hợp các chất mới có thể làm bùng phát các bệnh tự miễn như lupus.
2. Các yếu tố tác động lên khả năng tổng hợp vitamin D khi tắm nắng?
Tắm nắng có thể đem lại nhiều lợi ích. Nhưng kèm theo đó là có nhiều tác hại nếu không thực hiện đúng cách và an toàn. Trên thực tế, khả năng tổng hợp vitamin khi tắm nắng ở thời gian, khu vực địa lý, chủng tộc,… là không giống nhau. Cụ thể:
2.1. Về chủng tộc
Trong da, ngoài các thành phần như 7-dehydrocholesterol, chất chuyển hóa NO,… da còn chứa một sắc tố được gọi là melanin (hắc sắc tố). Lượng sắc tố này thường có nhiều ở những người da sẫm màu hơn. Melanin giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Nó hoạt động như một loại kem chống nắng tự nhiên. Và hấp thụ tia UV của mặt trời để chống lại nguy cơ cháy nắng và ung thư da.
Tuy nhiên, điều đó cũng giải thích tại sao những người da sẫm màu cần được phơi nắng lâu hơn so với những người da sáng màu để có thể tổng hợp ra lượng vitamin D giống nhau.
Các nghiên cứu ước tính rằng những người da sẫm màu có thể cần lâu hơn từ 30 phút đến 3h để có đủ vitamin D, so với những người da sáng hơn. Đây là lý do chính khiến những người da sẫm màu có nguy cơ bị thiếu chất cao hơn.
Điều này cũng có thể lý giải một phần tại sao người dân Ấn độ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhiều vẫn thiếu hụt vitamin D. Mặc dù sống khá gần xích đạo. Họ được tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời, nhưng sắc tố da cũng phần nào cản trở khả năng tổng hợp vitamin D. Và thực tế, so với việc bổ sung thực phẩm, thực phẩm tăng cường sức đề kháng, thì việc tắm nắng có thể tạo ra lượng vitamin D ít hơn.
Tóm lại:
2.2. Về địa lý
Những người sống ở các khu vực xa xích đạo thì khả năng tổng hợp vitamin D từ da của càng ít hơn. Ở những khu vực này, các tia nắng mặt trời nói chung và đặc biệt là tia UVB, phần lớn sẽ bị tầng ôzôn của trái đất hấp thụ. Vì vậy, những người sống xa đường xích đạo thường dành nhiều thời gian tắm nắng hơn để có thể sản xuất đủ lượng vitamin D.
Hơn nữa, một số nơi quá xa đường xích đạo có thể không sản xuất bất kỳ vitamin D nào từ mặt trời trong sáu tháng của mùa đông.
Ví dụ, những người sống ở Boston, Hoa Kỳ và Edmonton, Canada không thể tổng hợp vitamin D từ ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 2. Người dân ở Na Uy không thể tạo ra vitamin D từ ánh sáng mặt trời trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3.
Trong thời gian này trong năm, thay bằng việc tắm nắng, cha mẹ cần bổ sung vitamin thay thế cho trẻ từ thực phẩm và chất bổ sung.
2.3. Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Trong ánh sáng mặt trời, ngoài một số tia hồng ngoại an toàn, thì nó còn chứa một số thành phần như
- UV-A (bước sóng 320-400 nm). Có nhiều nhất trong số các loại bức xạ UV và có khả năng gây ung thư
- UV-B (bước sóng 290–320 nm) cũng được tìm thấy trong quang phổ mặt trời của trái đất. Tia UV-B gây hồng ban và có khả năng gây ung thư. Cơ thể tiếp xúc hàng ngày với tia UV-B ít hơn nhiều so với tia UV-A
Tuy nhiên, lượng các tia này thay đổi theo thời gian. Mức độ tiếp xúc với tia cực tím cao nhất trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Trong thời gian cửa sổ hàng các tia UV có thể lên tới mức cực đại. Điều này có lợi là giúp tổng hợp vitamin D một cách tối ưu. Nhưng đồng thời cũng khiến trẻ có thể sẽ bị cháy nắng. Và gặp các tác hại không tốt như ung thư da, thay đổi cấu trúc DNA.
Chính vì vậy, không phải cứ tắm nắng cho trẻ càng nhiều là càng đem lại lợi ích.
Ngoài 3 yếu tố chính kể trên, việc tổng hợp vitamin thông qua tắm nắng còn phụ thuộc vào mùa, khí quyển,…
3. Cập nhật 5 nguyên tắc tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn
Tổng hợp vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời là cách tự nhiên và đơn giản nhất. Tuy nhiên, nếu không tắm nắng đúng cách thì vô tình mẹ có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm. Vậy thì hãy cùng 5 nguyên tắc sau để tắm nắng cho trẻ sơ sinh an toàn mẹ nhé
3.1. Nguyên tắc 1: Không nên cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tiếp xúc với ánh mặt trời
Theo khuyến cáo của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ APP:
- Không nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tổng hợp đủ vitamin D
- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng càng nhiều càng tốt.
Vitamin D3 dưới da có thể tổng hợp được hay không là phụ thuộc vào lượng tia UVB trong ánh sáng mặt trời. Trong khi đó tia UVB có thể gây một số tác hại như lão hóa, ung thư da,… khi được chiếu sáng với cường độ mạnh và thời gian lâu. Vì thế, với trẻ quá nhỏ, mẹ nên lựa chọn thời điểm và thời gian thích hợp để vừa đảm bảo an toàn. Vừa giúp con tổng hợp vitamin D một cách tối ưu và hiệu quả nhất.
3.2. Nguyên tắc 2: Không nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong mùa hè gay gắt
Ánh nắng mặt trời rất cần thiết cho quá trình tổng hợp vitamin D trên da. Tuy nhiên, tia cực tím của mặt trời cũng có thể nguy hiểm vì tiếp xúc quá nhiều sẽ gây ung thư da và các tác động xấu khác đến sức khỏe nhất là trong những ngày hè nắng gắt. Điều đó xảy ra khi lượng tia UV có thể đạt tới cực đại. Chính vì thế các mẹ không nên cho trẻ tắm nắng trong mùa hè gay gắt vào những giờ nóng đỉnh điểm. Nhất là những khu vực tương đối là gần xích đạo như Việt Nam.
Và nếu như phải ra tiếp xúc, mẹ nên che chắn cẩn thận cho con bằng ô mũ, và nên ngồi vào bóng râm hoặc các tán cây. Vì các bóng râm có thể ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời và làm giảm hiệu ứng nhiệt. Do đó, nó có thể tạo cảm giác an toàn “giả” khỏi tia UV.
3.3. Nguyên tắc 3: Thời gian tắm nắng cho trẻ sơ sinh tối ưu
Một thực tế đã chỉ ra rằng, tia UV tập trung xuất ban ngày. Đặc biệt từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều, UVB sẽ đạt mức cực đại. Tuy nhiên, rủi ro khi để da tiếp xúc với tia UV vào khoảng thời gian này cũng vô cùng lớn.
Mỗi năm có khoảng 2 triệu người ở Mỹ được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư da. Khoảng 25% trường hợp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời bị ung thư da trước 18 tuổi. Vì vậy Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ APP cũng khuyến cáo không nhất thiết phải cố gắng tắm nắng cho trẻ. Nhất là trẻ quá nhỏ để trẻ tổng hợp được vitamin D tối đa.
Mặt khác, theo một số các nhà nghiên cứu tại Na Uy được tiến hành vào năm 2020 việc tắm nắng vào buổi trưa không có nguy cơ bị ban đỏ đối với tất cả các vĩ độ trong năm, và trong cả năm ở một số nơi có vĩ độ thấp.
Lưu ý:
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây từ Ấn Độ khi đo nồng độ vitamin D trong huyết thanh ở những trẻ trước và sau 6 tháng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi chiều, thời gian tắm nắng và nồng độ vitamin D của trẻ tỷ lệ thuận với nhau. Người ta kết luận rằng tắm nắng với 40% diện tích bề mặt cơ thể của trẻ sơ sinh trong > 30 phút/tuần có khả năng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D đủ.
Vậy nên cho trẻ tắm nắng hay chiều tối? Hiện nay, chưa có sự thống nhất về khoảng thời gian tắm nắng tối ưu và an toàn cho trẻ. Bộ Y tế Việt Nam cũng chưa đưa ra khuyến nghị cụ thể về khoảng thời gian tắm nắng. Do đó, để hạn chế rủi ro ở mức tối đa, các mẹ nên tham khảo sự tư vấn của các bác sĩ Nhi khoa để lựa chọn khoảng thời gian phù hợp nhất đảm bảo việc tắm nắng không gây ra tác hại.
3.4. Nguyên tắc 4: Chỉ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh trong thời gian 15 – 20 phút/tuần
Hiện nay, chưa có sự đồng thuận giữa các khuyến nghị về hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mùa hè để ngăn ngừa ung thư da với việc bổ sung vitamin D để bảo vệ sức khỏe xương thông qua tia UVB.
Chính vì vậy, để cân đối giữ những lợi ích và rủi ro mà ánh nắng mặt trời đem lại, các chuyên gia của Anh cũng khuyến cáo, chỉ nên tắm nắng khoảng một phần ba diện tích da của dưới ánh nắng mặt trời trong một khoảng thời gian nhất định, có thể từ 10 – 30 phút ba lần mỗi tuần trong mùa hè là đủ đối với hầu hết những người có làn da trắng. Những người có làn da sẫm màu có thể cần thời gian lâu hơn một chút.
Với trẻ nhỏ, mẹ chỉ cần cho trẻ tiếp xúc 15-20 phút/ tuần vào những khung giờ phù hợp.
3.5. Nguyên tắc 5: Không để ánh nắng chiếu trực tiếp lên đầu trẻ
Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cơ thể còn non nớt, các cơ quan còn chưa hoàn thiện về cấu trúc cũng như chức năng. Mẹ cần tránh để ánh nắng trực tiếp lên đầu, gáy trẻ. Bởi lẽ đây là những vị trí tương ứng với vùng hành tủy của não bộ.
Khi ánh nắng chiếu trực tiếp lên những vị trí này một cách liên tục, trung tâm điều hòa thân nhiệt của cơ thể sẽ bị chấn động, làm rối loạn việc điều hòa thân nhiệt kèm theo hiện tượng mất nước.
Tình trạng này còn được gọi là say nắng. Nó thường cho biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu. Có thể xuất hiện nhiều dấu hiệu thần kinh sớm. Rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không thể hồi phục. Một số trường hợp còn có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
Vì vậy khi tắm nắng, hoặc phải tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, mẹ đừng để ánh sáng chiếu vào những vị trí nhạy cảm như đầu, cổ, gáy của các con nhé. Thay vào đó, mẹ chỉ cần cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tại một số các vị trí như tay, chân, bụng,…
4. Hướng dẫn phương pháp cung cấp đủ vitamin D cho trẻ
4.1. Nhu cầu vitamin D của trẻ
Việc bổ sung vitamin D cho trẻ là điều quan trọng và cần thiết. Nếu không đủ vitamin D trong thời kỳ phát triển có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ ngay từ khoảng 20 tháng tuổi.
Năm 2008, Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ đã đưa ra khuyến nghị bổ sung liều vitamin D3 và lưu ý cho trẻ như sau:
- Trẻ sơ sinh bú mẹ và trẻ bú mẹ một phần: Ngay cả với những trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn có nguy cơ thiếu hụt vitamin D, vì trong sữa mẹ chỉ chứa một lượng rất ít vitamin D và 25-OHD. Vì vậy, mẹ nên bổ sung 400 IU/ ngày vitamin D3 bắt đầu từ những ngày đầu đời.
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng: Uống 400-800 IU mỗi ngày một lần hoặc 150-400 IU/kg/ngày
- Trẻ vị thành niên không đủ lượng vitamin D3: uống 400 IU mỗi ngày một lần
- Trẻ em có nguy cơ thiếu vitamin D3: Có thể bổ sung ở liều cao hơn để đạt được tình trạng vitamin D3 bình thường
4.2. Bổ sung vitamin D qua thực phẩm bổ sung là giải pháp hàng đầu cho trẻ
Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp trẻ bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, không phải ngày nào cũng có nắng đẹp để mẹ có thể tắm nắng cho con và biết cách tắm nắng chuẩn.
Vì vậy, mẹ nên tìm cách bổ sung vitamin D cho trẻ thông qua thực phẩm hoặc thuốc bổ sung. Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng cần được bổ sung 400 IU mỗi ngày, ngay cả khi nuôi con bằng sữa mẹ.
5. Tổng kết
Việc cho trẻ sơ sinh và trẻ em tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đem lại nhiều ưu điểm. Nhưng bên cạnh đó cũng chứa nhiều rủi ro và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Vì vậy, để đạt được hiệu quả và an toàn, khi tắm nắng cần nắm vững 5 nguyên tắc trên. Đồng thời, lưu ý một số điều sau:
Ảnh hưởng tới làn da của bé
- Làn da của trẻ rất mỏng chỉ bằng 1/5 da người lớn. Trước 3 tuổi, lớp sừng ở thượng bì của da rất mỏng và ít melanin. Da bé gần như không có khả năng chống bức xạ của tia UV. Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với làn da mỏng manh của trẻ: Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ mới đây khuyến cáo trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng ở bất kỳ thời gian nào trong ngày.
- Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), không nên cho trẻ dưới 1 tuổi tắm nắng bởi trẻ dưới 1 tuổi da còn yếu và trẻ sẽ có nguy cơ mắc những bệnh lý về da sau này. Vẫn để trẻ chơi và tiếp xúc với môi trường tự nhiên ngoài trời. ĐIều đó giúp phát triển khả năng vận động.
Lựa chọn thời điểm phù hợp tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Đối với trẻ lớn, thời gian ánh nắng mặt trời nhiều tia UVB nhiều nhất là giữa trưa. Tuy nhiên phơi nắng vào thời điểm này dễ gây ra các bệnh lý về da.
Ở châu Âu, châu Mỹ, cường độ các tia UV ít hơn. Nên có thể tắm nắng vào buổi trưa. Còn với các nước gần xích đạo có thời gian tắm nắng càng gần buổi trưa càng ngắn hơn.
Trang bị an toàn khi tắm nắng cho trẻ sơ sinh
Khi tắm nắng:
- Cần đeo kính có khả năng chống tia UV
- Đội mũ rộng vành và cho cẳng tay
- Bàn tay hoặc chân tiếp xúc với nắng theo thời gian quy định
- Không dùng kem chống nắng.
Tránh ánh nắng chiếu vào khu vực đầu, gáy, mặt, xung quanh mắt. Vì ở đây làn da mỏng nhất trong cơ thể.
Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D
Một số thực phẩm như cá hồi, cá thu, sữa, lòng đỏ trứng… cũng cung cấp vitamin D cho bé. Trong trường hợp không thể phơi nắng, thực phẩm không đủ cung cấp nhu cầu vitamin D cần thiết. Có thể sử dụng biện pháp bổ sung vitamin D bằng thuốc nhỏ giọt hoặc dạng xịt. Hiện nay, trên thị trường cũng có một số các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có bổ sung vitamin D3 tiện lợi và an toàn cho trẻ.
Tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin D nếu cần trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn. Hoặc trẻ nhỏ uống ít hơn 400ml sữa công thức/ngày. Nên trẻ uống sữa công thức với lượng từ 700ml trở lên/ngày thì không cần bổ sung.
Tóm lại, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh đem lại nhiều lợi ích. Nhưng cũng đem đến nhiều rủi ro và tác hại. Vì vậy, các mẹ hãy lưu những kiến thức nói trên để có thể giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện nhất nhé!