Trẻ sốt cao và nổi nhiều nốt đỏ trên vùng da quanh người là dấu hiệu điển hình của tình trạng sốt phát ban. Sốt phát ban ở trẻ vốn không quá nguy hiểm nhưng với trẻ nhỏ cần được kiểm soát tốt thân nhiệt, làm mát đúng cách và phục hồi bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cùng theo dõi 6 nguyên tắc chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà qua bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Thông tin bệnh học về sốt phát ban ở trẻ em
Sốt phát ban là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Các mẹ dễ dàng nhận thấy thông qua các biểu hiện sau
1.1. Biểu hiện:
Sốt phát ban ở trẻ có thể nhận biết được thông qua các dấu hiệu như:
- Sốt trên 38oC, kéo dài khoảng 3-5 ngày.
- Có thể kèm theo các triệu chứng: viêm họng, sổ mũi, ho,…
- Tình trạng nổi mẩn đỏ theo sau những cơn sốt, thường sau 2 – 3 ngày.
- Trên da xuất hiện các đốm đỏ nhỏ, có thể bị sưng lên.
- Đốm đỏ có thể có một vòng màu trắng bao quanh
- Bắt đầu xuất hiện từ vùng ngực, sau đó lan rộng xuống lưng, bụng, rồi tới cổ và cánh tay,…
- Thường biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày mà không gây bất kỳ sự khó chịu nào cho trẻ.
1.2. Cách phân biệt sốt phát ban ở trẻ với các loại sốt khác:
- Sốt phát ban đặc trưng bởi tình trạng nổi ban đỏ sau 3 đến 5 ngày, ít gồ trên bề mặt da, ban nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi lành thường không để lại sẹo hay vết thâm.
- Còn phát ban do sởi thường có những đặc điểm đặc trưng: đầu tiên ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, dần xuống ngực, bụng và lan ra toàn thân. Ban sởi dạng sẩn (gồ lên trên bề mặt da), khi lành sẽ để lại những vết thâm. Đặc biệt trẻ bị sởi thường có các triệu chứng đi kèm như chảy nước mũi, ho, mắt đỏ,…
1.3. Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ:
Nguyên nhân gây sốt phát ban ở trẻ chủ yếu là do virus gây ra.
- Virus phổ biến gây sốt phát ban ở trẻ là Herpesvirus (HHV) loại 6 và loại 7.
- Chúng tiềm ẩn trong các dụng cụ đồ chơi, áo quần, tay nắm cửa, …
- Hệ miễn dịch của trẻ suy yếu là điều kiện thuận lợi để virus herpes tấn công và gây bệnh. Khi vào cơ thể, chúng thường gây nên các triệu chứng nhiễm trùng da (phát ban, lở loét, …)
1.4. Biến chứng:
- Trẻ bị sốt phát ban nếu không được xử trí đúng cách sẽ dẫn đến mất nước nặng, làm tổn thương não thậm chí tử vong.
- Một số trường hợp để lại các vết thâm sẹo trên da nếu không được chăm sóc một cách hợp lý. Tuy nhiên trường hợp này rất hiếm gặp.
2. 3 nguyên tắc xử trí sốt phát ban ở trẻ
Dưới đây là 3 nguyên tắc xử trí an toàn và hiệu quả khi trẻ bị sốt phát ban tại nhà.
2.1. Kiểm soát nhiệt độ
Sốt phát ban ở trẻ là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhằm chống tại các tác nhân gây bệnh – virus.
Khi trẻ bị sốt phát ban, các mẹ cần theo dõi thân nhiệt của trẻ thường xuyên. Trường hợp trẻ sốt trên 37,5 oC, các mẹ cần hạ sốt cho trẻ bằng cách: cho trẻ uống thuốc hạ sốt và làm mát cơ thể cho trẻ.
a. Khi nào dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sốt phát ban?
- Với trẻ từ 3 tháng đến 2 tuổi:
- Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ từ 37.5 oC đến 38 oC, trẻ vui chơi và sinh hoạt bình thường, các mẹ nên theo dõi trẻ sau 2-3 ngày, làm mát cơ thể, bổ sung chất dinh dưỡng và nước đầy đủ cho trẻ.
- Nếu trẻ sốt trên 38 oC, chán ăn, lười chơi, trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt, nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt.
- Nếu trẻ sốt trên 39,5 oC, nên đưa trẻ đến Trung tâm Y tế gần nhất.
- Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, sốt trên 38 oC kéo dài trong 2-3 ngày, nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
b. Cách dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng cách
- Cho trẻ bị sốt phát ban uống Paracetamol (Acetaminophen). Acetaminophen là thuốc có tác dụng hạ sốt và điều trị giảm đau.
- Tiêu chí lựa thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ bị sốt phát ban:
- Dễ sử dụng: nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt dạng lỏng, dễ sử dụng như dạng siro, dạng bột pha, hỗn dịch uống,… Nếu trẻ không chịu uống có thể dùng thuốc đặt trực tràng, hậu môn cho trẻ.
- An toàn: sử dụng Paracetamol là thuốc an toàn nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Các loại thuốc hạ sốt thường dùng cho trẻ:
-
- Thuốc dạng siro chứa hoạt chất Acetaminophen 160mg/5ml: Children’s Tylenol (Acetaphen).
- Thuốc dạng gói chứa hoạt chất Paracetamol 80mg: Effebaby 80mg/1,5g; Acepron 80mg/1,5g.
- Liều dùng 10mg -15mg/kg cân nặng của trẻ trên 1 lần dùng. Các lần uống thuốc cách nhau 4 đến 6 giờ. Liều tối đa 400mg/24h.
» Xem thêm: Thuốc hạ sốt – Lựa chọn phù hợp & sử dụng an toàn
c. Cách làm mát cơ thể trẻ.
- Cho trẻ mặc đồ thoải mái, thoáng mát.
- Đặt trẻ chơi ở trong phòng rộng rãi, thông thoáng, mở cửa sổ để khí lưu thông.
- Dùng khăn nhúng qua nước ấm, vắt khô, lau vào các vùng nách, cổ, bẹn, hai bàn tay, cổ tay, bàn chân cổ chân.
- Tắm hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm. Đảm bảo vệ sinh vùng da sạch sẽ tránh bị nhiễm trùng da.
2.2. Kiểm soát tình trạng mất nước khi trẻ bị sốt phát ban.
- Trọng lượng cơ thể của trẻ chiếm hơn 70% là nước. Chúng duy trì nhiệt độ cơ thể, hỗ trợ mọi hoạt động chuyển hóa, hệ tiêu hóa, tiết niệu.,,, bảo vệ làn da khỏe mạnh và loại bỏ độc tố, chất thải ra khỏi cơ thể.
- Khi bị sốt phát ban, trẻ có nguy cơ mất nước (qua thở mạnh và đổ mồ hôi). Các cơ quan không hoạt động bình thường, làm mất cân bằng điện giải, tổn thương não, thậm chí tử vong. Chính vì vậy, bổ sung nước cho trẻ là một việc làm vô cùng cần thiết.
a. Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị mất nước:
- Đi tiểu ít hơn mọi ngày (ít hơn 6 tã ướt mỗi ngày)
- Trẻ khóc không ra hoặc ra ít nước mắt hơn
- Khô miệng, lưỡi, môi
- Buồn ngủ, thiếu năng lượng, quấy khóc
- Bàn tay, bàn chân lạnh.
b. Xử trí
Khi trẻ có dấu hiệu mất nước, khuyến khích các mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn:
- Nếu trẻ đang bú mẹ, nên cho trẻ bú sữa mẹ với tần suất và lượng nhiều hơn.
- Nếu trẻ lớn hơn, có thể cho trẻ bú sữa mẹ, kết hợp sữa công thức, uống nước cam, nước sôi đun để nguội, nước dừa,…
- Với trẻ bị sốt phát ban, ORESOL (ORS) là dung dịch bù nước và điện giải tốt nhất cho trẻ, giúp trẻ điều chỉnh các rối loạn trong cơ thể.
ORESOL
Thành phần chính của ORS là muối và đường
- Với ORESOL dạng gói: pha nguyên gói, không chia nhỏ liều lượng gói thuốc ra để pha nhiều lần.
- Với ORESOL dạng viên sủi: thả viên sủi vào đúng với thể tích nước quy định, đợi viên sủi tan hết rồi dùng ngay.
Pha bằng nước sôi để nguội, dịch pha sử dụng trong vòng 24h.
Liều lượng Oresol:
- Trẻ nhũ nhi chỉ định liều dùng 50ml/ lần, uống 2 – 3 lần/ ngày.
- Trẻ 2 – 6 tuổi uống liều 100ml/ lần và chỉ định uống 2 – 3 lần/ ngày.
2.3. Kiểm soát chế độ dinh dưỡng cho trẻ
Trẻ bị sốt phát ban trong thời gian mắc bệnh thường chán ăn, làm giảm sức đề kháng, bệnh trở nên trầm trọng hơn. Nên việc cung cấp chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng cho trẻ sốt phát ban là đều hết sức cần thiết, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
a. Với trẻ bú mẹ:
Nếu trẻ đang trong giai đoạn bú sữa mẹ, nên cho trẻ bú sữa mẹ với tần suất và lượng nhiều hơn thường ngày.
b. Nếu trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi:
Nên bổ sung cho trẻ:
- Thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng protein, chất xơ, chất đạm,…Ví dụ: Cháo gà, cháo bồ câu, kết hợp thêm hạt sen, khoai tây và súp lơ xanh,..hay một số món súp, ngũ cốc.
- Bổ sung thực phẩm từ sữa như sữa bò, sữa đậu nành, sữa chua, phô mai, váng sữa,….
- Bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả tươi chứa nhiều vitamin A và C nhằm tăng cường sức đề kháng, giảm biến chứng tỉ lệ mắc phải ở trẻ em sau sốt phát ban như chuối, cam, dâu tây, dưa hấu, cà rốt, bí đỏ,…
Không nên cho trẻ:
- Ăn những thực phẩm chứa nhiều protein và tinh bột (vì khó tiêu hóa) như thịt đỏ (thịt bò, thịt nai,…), tôm, trứng,…
- Hạn chế cho trẻ ăn thức ăn nóng, chiên xào nhiều dầu như gà rán, khoai tây chiên,…
3. Khi nào mẹ cần đưa trẻ đến cơ sở y tế?
Sốt phát ban ở trẻ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên các mẹ nên theo dõi và đưa trẻ đến cơ sở y tế khi cần thiết.
Trong trường hợp trẻ sốt cao liên tục không hạ và có các dấu hiệu như:
- Người mệt li bì, quấy khóc không dừng
- Không chơi, không chịu ăn uống
- Trẻ sốt cao trên 39℃
- Trẻ mất nước quá nhiều (được biểu hiện qua tã quần của bé ít ướt)
Các mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi tình trạng sốt phát ban của trẻ, tránh những biến chứng nặng nề về sau, nguy hiểm đến tính mạng.
TÓM LẠI
Bệnh sốt phát ban ở trẻ nhỏ thật sự không quá nguy hiểm, nhưng mức độ phục hồi sức khỏe của trẻ phụ thuộc phần lớn vào khả năng nhận biết của các mẹ. Việc nhận biết những dấu hiệu sốt ban đầu để từ đó đưa ra những cách xử trí phù hợp. Phát ban sau sốt thường không để lại bất cứ vết sẹo nào, nhưng nếu để an tâm về sức khỏe của trẻ, các mẹ có thể đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi tình trạng của trẻ khi có sốt cao kéo dài.
Nguồn tham khảo: