Tiêu chảy là tình trạng bệnh xảy ra hầu hết với trẻ em. Khi bị tiêu chảy trẻ dễ bị mất nước và chất điện giải do thải trừ một lượng phân lỏng nhiều nước. Ngoài việc điều trị loại bỏ nguyên nhân, các mẹ cần xây dựng một thực đơn cho bé bị tiêu chảy. Dưới đây là một số thực đơn giúp cho trẻ bị tiêu chảy nhanh chóng hồi phục các mẹ có thể sử dụng.
Mục lục
I – Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé bị tiêu chảy:
- Đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa theo công thức.
- Đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa. Chế độ ăn nên được chia nhiều bữa nhỏ và tần xuất ăn nhiều hơn.
- Khuyến cáo nên lựa chọn thức ăn nên đặc, ít chất xơ, nhạt và nhiều nước.
- Khi cho trẻ ăn, không nên ép buộc quá mức. Thay vì đó nên cho trẻ ăn những món chúng muốn ăn.
- Bổ sung Kali cho trẻ bằng các thức ăn trái cây.
- Sau mỗi lần trẻ bị tiêu chảy, hãy cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa theo công thức. Có thể thay thế bằng một vài thìa cà phê đồ uống như nước, sữa chua,…
II – Thực đơn cho bé bị tiêu chảy nhanh hồi phục
Tùy từng độ tuổi của trẻ mà các mẹ áp dụng thực đơn sao cho phù hợp. Điều này giúp cho các bé hấp thu tốt thức ăn, cải thiện được tình trạng tiêu chảy đang diễn ra.
1. Thực đơn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Trong những tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện. Do vậy trẻ cần sử dụng sữa mẹ làm nguồn thức ăn.
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sử dụng sữa theo công thức để giữ nước cho trẻ.
Việc sử dụng sữa mẹ giúp đảm bảo lượng nước trong cơ thể trẻ. Không chỉ vậy, trẻ còn có thể nhận các vitamin, khoáng chất và kháng thể từ sữa mẹ. Điều đó giúp cho trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại các nguyên nhân gây tiêu chảy.
Sữa pha theo công thức được dùng cho trẻ sử dụng khi không có sữa mẹ. Với thành phần bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng và bù lượng nước mất do tiêu chảy. Lúc này, các mẹ sử dụng sữa động vật đã được làm thành sữa chua lỏng và cho trẻ uống bằng thìa. Nếu không có sữa động vật, có thể thay thế bằng các loại chế phẩm sữa không có lactose với vài thìa nhỏ.
2. Thực đơn cho trẻ 6 tháng đến 1 tuổi.
Thời điểm trên 6 tháng tuổi, trẻ bắt đầu ăn dặm được với các thức ăn từ loãng đến đặc. Khi bị tiêu chảy, trẻ cũng cần được bổ sung nước và điện giải trong thực đơn. Điều đó sẽ giúp trẻ phòng ngừa các nguy cơ tác hại không mong muốn có thể xảy ra. Dưới đây là một số đồ ăn các mẹ có thể cân nhắc sử dụng khi trẻ bị tiêu chảy.
2.1. Nước gạo xay (trẻ trên 6 tháng tuổi).
Với nguyên liệu dễ kiếm, dễ tìm là gạo tẻ và nước vo gạo, các mẹ đã có thể giúp cho trẻ giảm tình trạng tiêu chảy. Thực phẩm này giúp bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng, tăng tái tạo nước và điện giải.
Công thức để chế biến thức ăn khá đơn giản:
- Bước 1: Chuẩn bị đồ dùng đã được khử trùng.
- Bước 2: Lấy 2 muỗng gạo nhỏ, vo sạch. Cho gạo vào nồi và xoong và thêm 2,5 cốc nước. Cơm được nấu ở lửa vừa, thi thoảng đảo đều.
- Bước 3: Để ý khi cơm chín hoàn toàn và mềm. Đợi 10-15 phút cho cơm nguội bớt, Sau đó xay cơm bằng muôi và lọc qua rây được bột gạo dẻo cho trẻ
Ban đầu, các mẹ nên cho trẻ uống nước gạo đã qua rây trước rồi sau đó dần dần cho cả gạo vào nghiền tạo bột dẻo và đặc dần.
Không khuyến cáo sử dụng với muối và đường trong thức ăn cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
2.2. Hầm táo/ chuối/ cà rốt (trẻ trên 6 tháng tuổi).
Táo, cà rốt, chuối hầm là một thức ăn dặm giúp săn chắc phân hơn. Do vậy đây cũng là một thực phẩm các mẹ có thể lựa chọn để điều trị tiêu chảy cho trẻ.
Thực phẩm được chế biến theo công thức sau:
- Bước 1: Tiệt trùng các dụng cụ bằng nước nóng
- Bước 2: Rửa sạch táo/ cà rốt/ chuối, loại bỏ vỏ và hạt rồi cắt thành những miếng nhỏ khối vuông.
- Bước 3: Hấp những miếng táo/ cà rốt/ chuối trong nồi hấp 5 phút.
- Bước 4: Lấy táo hấp bỏ vào máy xay xay nhuyễn với nước. Cuối cùng được một hỗn hợp và nước sền sệt.
2.3. Salad khoai tây (trẻ trên 9 tháng tuổi)
Salad khoai tây là thức ăn nhẹ vô cùng tốt để tăng cường sức khỏe cho trẻ đang bị tiêu chảy. Thực phẩm được tạo ra từ khoai tây giúp trẻ bổ sung năng lượng và sức khỏe. Các mẹ có thể sử dụng cho trẻ ăn một tuần một lần.
Với công thức đến từ Ấn Độ vô cùng đơn giản, các mẹ đã có thể dễ dàng chế biến cho trẻ ăn dặm.
- Bước 1: Trước hết, các mẹ cần khử trùng dụng cụ ăn uống của trẻ. Để bát, thìa trong nước nóng năm phút, đồ đựng sẽ để trong đó đến khi sử dụng.
- Bước 2: Tiếp đó, rửa sạch khoai tây với nước và cho vào nồi áp suất luộc chín nhừ.
- Bước 3: Mở nồi áp suất và để nguội một chút. Lấy ra, bỏ vỏ, cắt thành những khối vuông nhỏ. Sau đó cho khối vuông đó vào bát, thêm nước cốt chanh hoặc sữa chua nếu cần thiết rồi trộn đều.
2.4. Sử dụng sữa chua hoặc sữa bơ (trẻ 10 tháng tuổi trở lên)
Tiêu chảy ở trẻ nhỏ là rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột do hệ thống tiêu hóa chúng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Việc sử dụng sữa chua có thể cung cấp cho trẻ một lượng men vi sinh. Từ đó có thể cắt cơn tiêu chảy nhanh chóng.
Công thức cho một cốc sữa chua hay sữa bơ cho trẻ như sau:
- Bước 1: Tiệt trùng các dụng cụ với nước nông
- Bước 2: Lấy ½ cốc sữa chua cho vào máy xay với một lượng nước. Có thể thêm đường hoặc muối tùy vào khẩu vị trẻ. Xay khoảng 30s đến khi thấy nổi bọt.
Trên đây là một số thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi các mẹ có thể lựa chọn khi trẻ bị tiêu chảy. Ngoài ra còn rất nhiều món ăn khác các mẹ có thể dùng cho trẻ như: cơm sữa đông, cháo gạo,…. Các thực phẩm vừa cung cấp nước vừa năng lượng giúp trẻ khỏe mạnh tăng sức đề kháng chống lại các vi khuẩn gây bệnh.
3. Thực đơn cho trẻ 1 tuổi trở lên.
Ở thời kỳ hơn 1 tuổi, bụng trẻ vẫn rất nhạy cảm với nhiều loại thức ăn. Do vậy việc bị tiêu chảy là khó tránh khỏi xảy ra. Có thể kể đến một số nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy do thực phẩm như:
- Chế độ ăn ít chất béo, nhiều chất xơ.
- Uống nhiều chất lỏng.
- Đường tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện.
- Ăn các loại đường như fructose, sorbitol có trong trái cây, thức ăn.
Mặc dù ở giai đoạn này tiêu chảy thường là vô hại và tự khỏi ở khoảng 90% trẻ em 4-5 tuổi nhưng khi trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy cần được điều trị, chăm sóc ngay trước khi chúng tiến triển nặng hơn. Vì vậy trẻ cần được đảm bảo đầy đủ nước trong cơ thể, giảm lượng chất xơ và tăng lượng chất béo để loại bỏ tiêu chảy.
Một số thực đơn các mẹ có thể tham khảo cho trẻ trong mỗi khẩu phần ăn:
- Bánh mì trắng và hạn chế chất xơ (chuyên gia y tế khuyên rằng lượng chất xơ trẻ tiêu chảy hấp thụ nên nhỏ hơn 2g mỗi ngày)
- Chuối
- Nước sốt táo không đường
- Khoai tây nghiền với bơ.
- Sử dụng các loại rau ít chất xơ như cà rốt, bí và đậu xanh.
- Sữa tươi hay sữa chua làm từ thực vật không đường.
Các mẹ cần theo dõi tình trạng trẻ sau ăn. Một thực phẩm phù hợp sẽ giúp cho trẻ giảm tiêu chảy và tăng dinh dưỡng hơn. Lưu ý với sữa,nếu bạn thấy thực phẩm làm trẻ bị đầy hơi, khó tiêu thì nên ngừng ăn và sử dụng cho trẻ trong một vài ngày.
III – Những sản phẩm tuyệt đối tránh khi bé bị tiêu chảy.
- Tránh sử dụng các sản phẩm từ sữa ngoại trừ sữa chua nếu trẻ tiêu chảy do không dung nạp lactose.
- Tránh ăn những đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, bánh ngọt , bánh rán hay xúc xích.
- Đồ uống có đường hoặc có ga.
- Một số các loại trái cây như: mận, lê, đào, mận khô do lượng chất xơ cao.
- Thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo hoặc cay nóng.
- Salad sống hay rau mầm.
- Trẻ cũng có thể tránh một số loại rau như bông cải xanh, đậu hà lan,…
- Các loại bánh kẹo ngọt có đường.
Trên đây là thực đơn cho bé tiêu chảy ở từng giai đoạn. Tùy vào độ tuổi của trẻ, các mẹ có thể lựa chọn thực đơn khác nhau cho hợp lý để cải thiện sớm tình trạng tiêu chảy cho trẻ, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
Để được tư vấn rõ hơn về tình trạng sức khỏe của bé, vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.
Tham khảo: Xử trí cho bé bị tiêu chảy