Việc lên thực đơn hằng ngày cho trẻ sao cho đủ dinh dưỡng vốn đã là một câu hỏi cần sự tính toán kỹ lưỡng. Điều này càng cần cẩn thận hơn khi trẻ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp nỗi lo khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì.
Mục lục
1. Biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa
Trước tiên, mẹ cần biết một vài biểu hiện của tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
1.1. Nôn trớ
Nôn trớ là biểu hiện khá phổ biến ở trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Ở trẻ sơ sinh, khi trẻ nôn trớ ra sữa mẹ đó là hiện tượng nôn trớ sinh lý. Điều này là do cơ thắt tâm vị ở trẻ còn yếu nên dễ bị tống thức ăn ra ngoài. Để hạn chế tình trạng này thì mẹ nên cho chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa, tránh ăn quá no.
Ngoài ra, một số trường hợp khác trẻ nôn trớ là do các dị tật đường tiêu hóa như teo tắc ruột, teo tắc thực quản. Những trường hợp này cần được đưa đến bệnh viện để chữa trị kịp thời.
1.2. Tiêu chảy
Tiêu chảy là một biểu hiện dễ thấy và hay gặp ở trẻ. Trẻ sẽ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng trên 3 lần 1 ngày. Điều này khiến trẻ dễ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và có thể sốt, chướng bụng. Đặc biệt, khi trẻ tiêu chảy sẽ mất nước và điện giải. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ sẽ gặp nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Nếu tình trạng tiêu chảy của trẻ nhẹ mẹ có thể cho trẻ uống nước và cho trẻ ăn một số món ăn tốt cho trẻ tiêu chảy.
1.3. Táo bón
Khi trẻ bị táo bón sẽ có biểu hiện lâu ngày không đi ngoài, có cảm giác đầy bụng, khó tiêu. Phân của trẻ bị táo bón sẽ cứng và khô. Điều này sẽ khiến trẻ thấy đau khi đi vệ sinh.
Bình thường trẻ bị táo bón có thể do ít uống nước, ít ăn rau quả. Tuy nhiên, một số trường hợp khác như ở trẻ sinh non hoặc trẻ bị phình đại tràng bẩm sinh. Trẻ táo bón dễ cáu kỉnh và quấy khóc.
Hậu quả khi trẻ táo bón lâu ngày là làm tổn thương đại tràng, đại tiện ra máu hoặc các loại độc tố tích tụ lâu ngày dẫn đến nhiễm trùng.
1.4. Đi ngoài phân sống
Mẹ có thể phát hiện tình trạng này khi để ý phân của trẻ. Do thức ăn chưa được tiêu hóa và hấp thu hết nên phân có thể chứa thức ăn cũ, lợn cợn hoặc rắn. Đối với trẻ đi ngoài phân sống việc có một chế độ dinh dưỡng khoa học là vô cùng cần thiết. Nếu kéo dài tình trạng này trẻ có thể bị còi xương, suy dinh dưỡng.
Khi biết con mình gặp phải tình trạng nào thì sẽ dễ dàng hơn cho mẹ khi chọn thực đơn cho bé.
2. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 5 món cho trẻ táo bón
Nhiều một số món ăn nên được ưu tiên lựa chọn khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Ví dụ như cháo là món ăn mà mẹ thường lựa chọn khi trẻ gặp các vấn đề sức khỏe, đặc biệt ở đường tiêu hóa. Nó giúp tiêu hóa tốt hơn, giúp dạ dày giảm gánh nặng làm việc mà vẫn cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Vậy thì với những trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn cháo gì hay những món ăn gì thì tốt nhất? Dưới đây là gợi ý một số món ăn để giải đáp thắc mắc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cụ thể là khi táo bón nên ăn gì.
2.1. Cháo rau mồng tơi nấu ngao:
Rau mồng tơi có chứa chất nhầy pectin và chất xơ giúp nhuận tràng, hỗ trợ đường tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Rau mồng tơi được nấu thành cháo với ngao đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cho trẻ mà lại rất hiệu quả với khi bị táo bón.
Nguyên liệu:
- Một bát cháo trắng
- Ngao sống 300g
- Mồng tơi 3 – 5 lá
Cách chế biến:
- Bước 1: Ngao rửa sạch sau đó đem luộc, giữ lại phần nước và lấy phần nước trong. Ngao tách lấy phần thịt, làm sạch ruột rồi băm nhỏ.
- Bước 2: Lá mồng tơi rửa sạch, thái nhỏ.
- Bước 3: Cháo trắng đem đun sôi với nước ngao. Đợi cháo sôi cho ngao cùng rau đã thái nhỏ vào đảo đều. Nêm gia vị cho vừa ăn với trẻ.
2.2. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? – Sinh tố chuối sữa chua:
Chuối chứa thành phần pectin giúp ngăn ngừa táo bón. Hơn nữa, sự kết hợp với sữa chua cung cấp lợi khuẩn cải thiện tiêu hóa giúp bé nhanh hồi phục. Đây là món ăn vô cùng đơn giản, dễ làm.
Nguyên liệu:
- 1 quả chuối
- 200ml sữa chua
Cách làm:
- Bước 1: Chuối bóc vỏ, thái lát
- Bước 2: Cho chuối cùng sữa chua vào máy xay sinh tố xay nhuyễn.
2.3. Súp gà khoai lang:
Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ tuyệt vời để trị táo bón. Để món ăn hấp dẫn vị giác của trẻ thì súp gà khoai lang là sự lựa chọn hoàn hảo.
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai lang
- Nước dùng gà
- ½ củ hành tây
Cách làm:
- Bước 1: Hành tây thái nhỏ, khoai lang gọt vỏ, thái mỏng và nhỏ
- Bước 2: Cho hành tây vào xào với dầu ăn cho tới khi mềm thì cho khoai lang vào đảo cùng. Sau khoảng 3 phút cho nước dùng gà vào đun tới khi sôi. Đun khoảng 30 phút cho khoai nhừ và nêm gia vị cho vừa. Có thể tán nhuyễn khoai bằng tay hoặc xay bằng máy xay sinh tố cho bé.
2.4. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Cháo súp lơ thịt gà:
Súp lơ xanh giàu chất xơ và lành tính đối với trẻ em. Các món từ súp lơ rất đa dạng và dễ ăn. Cháo súp lơ thịt gà phù hợp cho trẻ ở nhiều độ tuổi.
Nguyên liệu:
- Súp lơ xanh 30g
- Thịt gà 30g
- 1 bát cháo trắng
Cách làm:
- Bước 1: Thịt gà rửa sạch, băm nhỏ.
- Bước 2: Súp lơ đem hấp hoặc luộc mềm. Đem xay nhỏ.
- Bước 3: Cháo đun sôi rồi cho thịt gà và súp lơ nấu cùng. Nêm gia vị vừa ăn.
2.5. Canh giá nấm đậu phụ
Nguyên liệu:
- Giá đỗ 100g
- Nấm 50g
- Đậu phụ tươi 1 bìa
- Nước dùng gà
Cách làm:
- Bước 1: Đun nước dùng gà sôi sau đó thả nấm vào đun khoảng 5 phút.
- Bước 2: Khi nấm đã chín mềm cho giá và đậu phụ ( đã cắt nhỏ) vào canh. Đun sôi và nêm gia vị phù hợp.
3. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? 5 món ăn tốt cho trẻ bị tiêu chảy – phân sống?
Đối với trẻ bị tiêu chảy nên được cho các những thực phẩm giúp ổn định nhu động ruột và cung cấp nước tốt. Các món cháo, canh, sinh tố sẽ giúp trẻ dễ hấp thu và giảm thiểu được tình trạng đi ngoài phân sống.
3.1. Súp khoai tây thịt bò
Nguyên liệu:
- 2 củ khoai tây
- 1 củ cà rốt
- 50g thịt bò
- Hành khô
Cách làm:
- Bước 1: Khoai tây rửa sạch, hấp chín và tán nhuyễn.
- Bước 2: Cà rốt, hành rửa sạch sau đó thái hạt lựu. Thịt bò băm nhỏ.
- Bước 3: Phi thơm hành sau đó cho thịt bò, cà rốt vào xào chung. Cho 1 bát nước nấu nhừ. Sau đó cho khoai tây vào khuấy đều. Nêm gia vị phù hợp.
3.2. Cháo cà rốt thịt lợn nạc:
Nguyên liệu:
- 1 bát cháo trắng
- 30g thịt lợn nạc
- ½ củ cà rốt
Cách làm:
- Bước 1: Cà rốt đem hấp rồi xay nhuyễn. Thịt nạc rửa sạch đem băm hoặc xay
- Bước 2: Đun sôi cháo với một lượng nước phù hợp. Sau đó cho thịt băm và cà rốt vào khuấy đều cho tới khi chín. Thêm gia vị cho vừa với khẩu vị của bé.
3.3. Táo – chuối xay:
Nguyên liệu:
- 1 quả táo
- 1 quả chuối
Cách làm:
- Bước 1: Táo gọt vỏ, cắt thành miếng. Cho vào nồi nước nấu hoặc hấp cho tới khi táo mềm.
- Bước 2: Cho táo và chuối vào xay cùng cho hỗn hợp hòa quyện với nhau. Có thể cho thêm ngũ cốc khi ăn.
3.4. Bánh mì chuối:
Nguyên liệu:
- Bánh mì
- 1 quả chuối
- 60ml sữa
Cách làm:
- Bước 1: Cho chuối và sữa vào xay nhuyễn.
- Bước 2: Nhúng bánh mì vào hỗn hợp chuối và áp chảo trong 1 – 2 phút cho vàng là có thể cho bé ăn.
3.5. Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? Súp khoai tây sữa:
Nguyên liệu:
- ¼ củ khoai tây
- 60ml sữa
Cách làm:
- Bước 1: Khoai tây luộc hoặc hấp chín. Sau đó đem xay nhuyễn
- Bước 2: Cho khoai vào khuấy cùng với sữa cho hỗn hợp sền sệt.
» Xem thêm: Thực đơn cho bé tiêu chảy nhanh chóng hồi phục
4. Tổng kết: Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là tình trạng thường gặp ở các gia đình có con nhỏ. Tuy nhiên cũng không được chủ quan với mọi tình trạng của trẻ. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ lúc rối loạn tiêu hóa là cực kỳ cần thiết. Hy vọng bài viết trên giúp mẹ làm dày thêm “cẩm nang” nuôi con của mình.
Nguồn tham khảo:
Mọi chi tiết thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.