Theo một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên Tạp chí Thực hành Y khoa của Anh, có tới 7% trẻ bú sữa công thức bị dị ứng với đạm sữa bò. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nó có thể xảy ra ở trẻ bú sữa mẹ. Cũng theo một nghiên cứu năm 2016, 1% trẻ được bú sữa mẹ bị dị ứng với sữa bò. Vậy để xác định bé bị dị ứng đạm sữa bò hay không, bé có thể phải làm các xét nghiệm nào, là điều mà rất nhiều cha mẹ quan tâm. Bài viết dưới đây phần nào sẽ giải đáp câu hỏi đó của cha mẹ.
Mục lục
1. Nguyên nhân bé bị dị ứng đạm sữa bò?
Dị ứng đạm sữa bò thường xảy ra nhất ở trẻ bú sữa ngoài. Nguồn gốc của dị ứng đạm sữa bò là do hệ miễn dịch của trẻ nhận diện sai lầm đạm trong sữa bò là một chất có hại. Và để bảo vệ cơ thể, hệ thống miễn dịch sẽ “phản ứng – loại trừ” các chất đạm này. Điều đó gây ra tình trạng dị ứng và có thể ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể như da, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa của trẻ.
Từ những lần tiếp theo khi cơ thể trẻ tiếp xúc với những loại đạm trong sữa bò này, kháng thể IgE đã được tạo ra sẽ có nhiệm vụ nhận diện và truyền tín hiệu cho hệ thống miễn dịch giải phóng ra Histamin và những hoạt chất trung gian gây dị ứng. Chính những chất này sẽ gây ra những triệu chứng bé bị dị ứng đạm sữa bò.
Nguyên nhân của tình trạng dị ứng đạm sữa bò ở trẻ em hiện nay vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng theo nghiên cứu, đột biến một số gen nhất định được xác định trong dị ứng đạm sữa bò. Đồng thời do dị ứng có tính di truyền nên trẻ em sẽ có nguy cơ cao bị dị ứng đạm sữa bò nếu bố mẹ có tiền sử mắc bệnh dị ứng hoặc dị ứng những loại thực phẩm.
Theo Hiệp hội Miễn dịch học, Dị ứng và Hen suyễn Hoa Kỳ, có tới 8 trong số 10 trẻ sẽ hết dị ứng khi đủ 16 tuổi.
» Xem thêm: Dị ứng đạm bò là gì? Nguyên tắc xử trí khi trẻ dị ứng đạm bò
2. Kiểm tra da xem bé có bị dị ứng đạm sữa bò
2.1. Nguyên tắc kiểm tra da khi nghi bé bị dị ứng đạm sữa bò
Dựa trên thông tin mà cha mẹ cung cấp, bác sĩ sẽ quyết định xem có cần xét nghiệm dị ứng hay không. Các xét nghiệm dị ứng có thể được thực hiện trên da hoặc xét nghiệm máu. Ở một số trẻ có thể tiến hành làm cả xét nghiệm da và máu. Một số trường hợp dị ứng không thể được xác định bằng cách sử dụng xét nghiệm máu hoặc chích da mà cần một chế độ ăn uống cụ thể để hỗ trợ chẩn đoán.
2.2. Cách đọc kết quả
Kiểm tra da thường là chỉ định đầu tay vì chúng được tiến hành nhanh chóng.
- Nếu bé có phản ứng tức thì sau khi ăn, xét nghiệm da hoặc máu có nhiều khả năng là dương tính. Điều này có nghĩa là bé có thể bị dị ứng đạm sữa bò.
- Nếu các triệu chứng của dị ứng thường xuất hiện sau đó vài giờ hoặc thậm chí một hoặc hai ngày, thì nó có thể không biểu hiện trên da hoặc xét nghiệm máu.
Loại xét nghiệm này chỉ là một phần của quá trình chẩn đoán và mang giá trị tương đối. Đôi khi kết quả (cả dương tính hoặc âm tính) có thể sai. Điều đó có nghĩa là con bạn có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng. Mặc dù kết quả xét nghiệm nói rằng trẻ không bị dị ứng.
2.3. Ưu điểm phương pháp chẩn đoán dị ứng
Xét nghiệm da đặc biệt chính xác trong xét nghiệm dị ứng sữa bò. Nhỏ một vài giọt sữa bò (hoặc các thức ăn khác nghi ngờ) vào mặt trong cẳng tay của trẻ. Một vết chích nhỏ được thực hiện qua mỗi giọt vào da. Nếu da của trẻ đỏ và ngứa, có nghĩa là trẻ bị dị ứng với thực phẩm cụ thể đó. Đây được gọi là phản ứng tích cực.
Nếu không có phản ứng nào trong xét nghiệm, vẫn có khả năng con bạn bị dị ứng thực phẩm. Điều này có thể xảy ra nếu con bạn có biểu hiện chậm phản ứng sau khi ăn. Tình trạng này còn gọi là không dị ứng qua trung gian IgE.
Xét nghiệm da thường rất nhanh chóng cho kết quả. Vì vậy, chúng thường được thử nghiệm đầu tiên để tìm ra loại thực phẩm nào gây ra phản ứng. Khi xác định được tác nhân dị ứng, bác sĩ có thể thực hiện các xét nghiệm cụ thể hơn. Những xét nghiệm này được các bác sĩ gọi là thử nghiệm IgE hoặc thử nghiệm RAST.
3. Xét nghiệm máu để kiểm tra trẻ có bị ứng đạm sữa bò không?
Xét nghiệm máu có thể đo nồng độ của các kháng thể cụ thể trong máu của con bạn. Các kháng thể này được gọi là IgE. Đây là loại kháng thể mà tất cả chúng ta đều có với số lượng nhỏ (<100 U/ml), còn ở những người bị dị ứng thì IgE được sản xuất với số lượng lớn. Nếu kết quả xét nghiệm âm tính, vẫn có khả năng con bạn bị dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, trong trường hợp này, nó được gọi là phản ứng không phải IgE hoặc chậm.
Nồng độ IgE có thể được xác định thông qua phương pháp phóng xạ miễn dịch và phép đo màu.
3.1. Xét nghiệm phóng xạ kiểm tra trẻ bị dị ứng
Phương pháp này bao gồm các thử nghiệm như phương pháp thử (Rast), trong đó sử dụng kết nối IgE (anti-IgE) các kháng thể có gắn nhãn bằng các đồng vị phóng xạ để xác định số lượng các cấp độ của kháng thể IgE trong máu.
Mặc dù xét nghiệm RAST có thể nhanh chóng xác định nồng độ kháng thể IgE trong máu. Nhưng nó không thể dự đoán cách cơ thể sẽ phản ứng với chất gây dị ứng. Không phải ai có cùng nồng độ kháng thể sẽ phản ứng theo cách giống nhau.
Một số trường hợp, người có nồng độ IgE thấp có thể sẽ phản ứng nghiêm trọng khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng. Mặt khác, một người nào đó nồng độ cao có thể phản ứng nhẹ hoặc không.
3.2. Chẩn đoán trẻ bị dị ứng đạm sữa bò bằng phép đo màu
Các phương pháp khác sử dụng công nghệ mới so sánh màu sắc tại nơi có đồng vị phóng xạ.
Xét nghiệm IgE sẽ cho biết cơ thể bệnh nhân bị dị ứng với dị nguyên nào. Nhờ có phương pháp này bác sĩ thuận tiện rất nhiều trong lâm sàng về chẩn đoán dị ứng.
Cụ thể, trẻ sẽ được cho uống sữa bò. Sau đó khoảng 2h, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp đặc hiệu để đo nồng độ IgE.
Nguồn tham khảo: Pubmed
4. Chế độ ăn kiêng để hỗ trợ chẩn đoán bé bị dị ứng đạm bò
Nếu phản ứng dị ứng xảy ra vài giờ hoặc vài ngày sau khi thực phẩm được ăn, bác sĩ có thể yêu cầu loại bỏ một số loại thực phẩm hoặc ăn lại thực phẩm cụ thể để chẩn đoán xác định.
Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của con bạn có thể khuyến nghị một chế độ ăn kiêng loại trừ để khẳng định con bạn có phản ứng với các loại thực phẩm như sữa bò, trứng, lúa mì hoặc đậu nành hay không. Với kết quả từ chế độ ăn loại bỏ này, cùng với khai thác tiền sử bệnh của bé, (xét nghiệm máu – không phải lúc nào cũng bắt buộc) cũng như nhật ký thực phẩm và triệu chứng, bác sĩ của bạn sẽ có nhiều cơ sở có ích hơn trong việc chẩn đoán và điều trị.
Cách thức hoạt động của chế độ ăn kiêng
Dưới sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng của con bạn, thực phẩm bị nghi ngờ gây ra dị ứng sẽ bị loại khỏi chế độ ăn của trẻ. Ví dụ như bé có thể ngưng sử dụng sữa bò trong khoảng hai đến sáu tuần. Bé cũng phải tránh tất cả các loại thực phẩm có chứa chất liên quan như bơ, sữa chua, kem,…; Bác sĩ hoặc Chuyên gia dinh dưỡng của con bạn sẽ hướng dẫn chính xác cách thực hiện việc này.
Để đảm bảo không bị thiếu chất trong khi thực hiện chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này, bác sĩ có thể sẽ kê một loại sữa công thức đặc biệt không chứa protein từ sữa bò. Đây có thể là công thức được thủy phân tích cực (eHF) hoặc sữa công thức acid amin (AAF).
» Xem thêm: Phân biệt bất dung nạp lactose với dị ứng đạm sữa bò ở trẻ
Mọi thắc mắc về sức khoẻ của bé liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.