Bất dung nạp lactose là tình trạng trẻ đi ngoài phân chua, lỏng, nhiều lần trong ngày, các triệu chứng lặp đi lặp lại khi trẻ dùng sữa và các sản phẩm từ sữa. Khi mắc không dung nạp lactose bẩm sinh, nguyên phát hay thứ phát, trẻ cần được xử trí và chăm sóc đúng cách để đảm bảo vẫn được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là phác đồ đúng xử trí bất dung nạp lactose ở trẻ nhỏ.
1. Chẩn đoán bất dung nạp lactose ở trẻ em
1.1. Bất dung nạp lactose là gì?
Bất dung nạp Lactose là một trong những tình trạng không dung nạp đường trong thức ăn phổ biến nhất ở trẻ. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không tiết đủ men lactase. Men này phân hủy lactose trong sữa và các sản phẩm từ sữa để cơ thể hấp thu.
Trẻ có thể không dung nạp lactose ở những mức độ khác nhau, tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt lactase của cơ thể. Khi lactose không được tiêu hóa, nó có thể bị lên men bởi hệ vi sinh vật đường ruột dẫn đến các triệu chứng không dung nạp lactose bao gồm đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, …
Bất dung nạp lactose có thể bị nhầm lẫn với các triệu chứng của một số tình trạng bất ổn đường tiêu hóa khác đặc biệt là dị ứng đạm bò. Tuy nhiên giữa chúng có những đặc điểm khác nhau mà bố mẹ có thể dễ dàng phân biệt.
1.2. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng
Bố mẹ có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng để nhận biết tình trạng dị ứng lactose của bé. Các triệu chứng không dung nạp đường lactose có thể xảy ra sau 30 phút hoặc 1 giờ sau khi uống sữa hoặc ăn các sản phẩm từ sữa và có mức độ từ nhẹ đến nặng dựa trên lượng tiêu thụ và lượng dung nạp.
Có thể xác định bé nhà bạn đang rơi vào tình trạng này nếu sau khi sữa dụng sữa và các sản phẩm từ sữa nếu trẻ có triệu chứng:
- Buồn nôn, nôn trớ, ọc sữa
- Đau bụng: đau quặn, đau thắt bụng.
- Đầy hơi chướng bụng thường xuyên
- Tiêu chảy có nước kèm theo khí, phân chua.
- Ngứa quanh hậu môn
- Trẻ thường xuyên quấy khóc
Các triệu chứng trên phụ thuộc vào lượng lactose đưa vào cơ thể. Trẻ ăn càng nhiều lactose thì sẽ càng có nhiều triệu chứng và mức độ càng mạnh.
Phân biệt bất dung nạp lactose và các bệnh lý tiêu hóa khác
Có thể phân biệt không dung nạp lactose và bệnh lý khác dựa vào các triệu chứng lâm sàng. Các triệu chứng không dung nạp lactose là các biểu hiện do rối loạn tiêu hóa và hoàn toàn phân biệt với tình trạng dị ứng đạm bò ở trẻ em. Dị ứng đạm bò là bệnh lý do hệ thống miễn dịch với các triệu chứng dị ứng điển hình như khó thở, nổi mề đay, mẩn ngứa, chàm, …
Không dung nạp lactose chỉ xuất hiện triệu chứng khi có triền sử sử dụng các sản phẩm từ sữa.
1.3. Một số xét nghiệm chẩn đoán phân biệt:
Để chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của trẻ, có thể dựa vào một xét nghiệm sau:
Loại bỏ tất cả các nguồn cung cấp đường lactose khỏi chế độ ăn của trẻ trong vài tuần. Bố mẹ theo dõi các triệu chứng đường tiêu hóa của bé có giảm bớt hay mất hẳn hay không. Điều này để xác định sự liên quan của các tình trạng rối loạn tiêu hóa với việc bé sử dụng các sản phẩm có chứa lactose.
Bác sĩ có thể đáng giá tình trạng không dung nạp lactose qua các xét nghiệm:
- Đánh giá khả năng dung nạp lactose – Đo lượng đường trong máu trước và sau khi con bạn uống dung dịch lactose. Thử nghiệm dung nạp lactose không đủ nhạy, thường có dương tính giả.
- Thử nghiệm hydro trong hơi thở :là một thử nghiệm nhanh chóng, không xâm lấn, cho phép đo hàm lượng hydro trong hơi thở. Mức tăng ngưỡng Hidro 20 phần triệu (ppm) trên mức cơ bản được coi là dương tính
- Kiểm tra phân: Kiểm tra độ acid (pH) của phân, kiểm tra sự có mặt của Glucose trong phân.
- Lấy sinh thiết niêm mạc ruột non: bằng nội soi để đo nồng độ lactase trực tiếp cũng như hoạt tính của các disaccharidase
Xem thêm: Xét nghiệm chẩn đoán chính xác bất dung nạp lactose
2. Phác đồ xử trí khi trẻ bị bất dung nạp lactose
2.1 Kiểm soát lactose trong khẩu phần ăn của bé
Để xử trí tình trạng này cần phải kiểm soát lượng lactose trong khẩu phần ăn của bé. Việc giảm hoặc ngừng các sản phẩm chứa lactose giúp giảm các triệu chứng tiêu hóa cho bé.
Không dung nạp lactose nguyên phát
Trong trường hợp không dung nạp lactose nguyên phát – trẻ bị suy giảm lactose mạnh liên quan đến yếu tố di truyền. Các sản phẩm sữa có chứa lactose thường được tránh dùng trong 2-4 tuần. Đây là khoảng thời gian cần thiết để làm thuyên giảm triệu chứng. Sau đó, khuyến cáo sử dụng lại dần dần các sản phẩm sữa có hàm lượng lactose thấp đến liều lượng cho phép.
Không dung nạp lactose thứ phát
Đối với trường hợp không dung nạp lactose thứ phát (do tiêu chảy kéo dài, sau dùng kháng sinh, …) thì việc hạn chế các sản phẩm có chứa lactose chỉ cần áp dụng ở mức giảm giảm lactose trong một khoảng thời gian nhất định. Sẽ là tối ưu nhất nếu tìm được ngưỡng cân bằng để lượng lactose. Vừa đủ để cung cấp dinh dưỡng cho bé mà không gây các triệu chứng tiêu chảy.
Bất dung nạp lactose bẩm sinh
Trong dạng không dung nạp lactose bẩm sinh (hiếm gặp), cần có một chế độ ăn hoàn toàn không có lactose trong suốt cuộc đời.
Thực phẩm cần hạn chế
- Tất cả các loại sữa: sữa nguyên kem, sữa ít béo, kem, sữa bột, sữa đặc, sữa dê,..
- Sô cô la bơ, sô cô la sữa
- Pho mát, kem, nước sốt kem / pho mát, pho mát kem, pho mát mềm ( brie, ricotta), phô mai mozzarella.
- Kem đánh bông
- Sữa chua
- Bánh mì sữa
- Bánh quy giòn, bánh quế, bánh kếp
- Các sản phẩm từ sữa khác.
2.2. Chế độ ăn ít lactose
Việc cắt lactose ra khỏi khẩu phần ăn giúp bé giảm triệu chứng tiêu hóa. Tuy nhiên lactose cung cấp năng lượng và là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé, vì việc cung cấp lactose ở liều lượng phù hợp là rất cần thiết. Chưa có bằng chứng khoa học để xác định liều lượng có thể dung nạp được của lactose cho trẻ không dung nạp lactose.
Lượng lactose có thể dung nạp của từng cá nhân là khác nhau dựa vào tình trạng đáp ứng. Mẹ có thể bổ sung chất dinh dưỡng cho bé bằng các loại thực phẩm như:
Các sản phẩm thay thế sữa:
- Sữa không chứa lactose
- Sữa đậu nành, sữa gạo, sữa hạnh nhân, sữa hạt điều,…
- Pho mát cứng (Parmigiano Reggiano, Pecorino, Grana Padano, fontina., storyggio, provolone, Swiss), gorgonzola
Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp các loại vitamin thiết yếu và các chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển của bé như Canxi, vitamin A, D. Nếu dừng hoặc hạn chế sữa cho bé thì bố mẹ cần bổ sung chất dinh dưỡng cho bé bằng các loại thực phẩm khác.
Canxi có trong rau xanh, nước trái cây bổ sung và sữa đậu nành, đậu phụ, bông cải xanh, cá hồi, cam,… Theo hướng dẫn của EFSA thì lượng canxi là 700 mg / ngày cho trẻ em từ 4-9 tuổi và 1.300 mg / ngày trên 10 tuổi,…
Ngoài ra cần bổ sung vitamin A (từ các củ quả có màu đỏ như cà rốt, cà chua, …
Vitamin B2 và B12, phốt pho từ thịt bò, cá ngừ,trứng,..
Vitamin D(nước cam, sữa đậu nành, ngũ cốc,..
2.3 Bổ sung các yếu tố hỗ trợ
Bổ sung Kẽm nên cho trẻ uống kẽm sớm ngay khi có các triệu chứng tiêu chảy. Uống kẽm vào lúc đói sẽ giúp hấp thu thuốc tốt hơn. Liều lượng kẽm trong điều trị tiêu chảy được WHO khuyến cáo như sau:
- Trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi: cho trẻ uống 10mg/ngày trong 10-14 ngày
- Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên: cho trẻ uống 20mg/ngày trong 10-14 ngày.
- Ngoài ra cần bổ sung Kẽm qua thực phẩm như hải sản, thịt bò, cá…
- Bổ sung vitamin C với những thực phẩm như rau xanh, hoa qủa để bé hấp thụ kẽm
2.4. Sử dụng men tiêu hoá và các probiotic
Sử dụng men tiêu hóa:
Bổ sung enzym(men) giúp tiêu hóa sữa, từ đó cho phép bé sử dụng được các sản phẩm từ sữa, cải thiện được các triệu chứng. Song đây chỉ là biện pháp tạm thời và không được sử dụng quá 10 ngày. Bố mẹ cần được tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế khi sử dụng.
Sử dụng các probiotic
Men vi sinh – chế phẩm sinh học có thể định hình thành phần hệ vi sinh vật đường ruột. Sử dụng men vi sinh tức là cung cấp lợi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh đường ruột. Hỗ trợ tiêu hóa cải thiện các triệu chứng của bé.
Kết quả lâm sàng cho thấy việc cân bằng về hệ vi sinh đường ruột tương quan với việc gia tăng men lactase. Sử dụng men vi sinh có hiệu quả kéo dài có thể tới 3 tuần sau khi ngừng sử dụng. Tuy nhiên hiệu quả của các chủng vi sinh vật là khác nhau
Bifidobacterium là chủng lợi khuẩn là lợi khuấn được chứng minh về sự hiểu quả với tình trạng không dung nạp lactose. Sau khi bổ sung lợi khuẩn này, cơ thể trẻ tăng cường tiết nhiều loại enzym khác nhau, trong đó có lactase.
Ngoài ra, phải xem xét rằng ngoài không dung nạp lactose trẻ có không dung nạp khác không. Rộng hơn đối với các oligo-, di-, monosaccharid và polyols (FODMAP) hay không. Bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích và nhóm này yêu cầu hạn chế lượng lactose. Phải thực hiện chế độ ăn ít FODMAP để cải thiện các triệu chứng tiêu hóa.
TỔNG KẾT: Trẻ bất dung nạp lactose nên sớm được xử trí kịp thời theo những phác đồ phù hợp. Bố mẹ nên lưu ý về những biểu hiện tình trạng của trẻ để điều chỉnh nhằm đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của con.
Xem thêm: Trẻ không dung nạp Lactose và những điều mẹ cần biết
Vui lòng liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi theo HOTLINE 1900 9482 hoặc 0967 629 482.