Phân sống ở trẻ sơ sinh là tình trạng thường gặp ở trẻ và có xu hướng tái đi tái lại nhiều lần. Nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu của bé. Để hiểu rõ hơn tình trạng này, chúng ta cùng tìm hiểu phân sống ở trẻ sơ sinh là thế nào, nguyên nhân do đâu.
Mục lục
1. 5 dấu hiệu nhận biết phân sống ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ đi ngoài phân sống, mẹ có thể quan sát hình thái phân, màu sắc, cấu trúc phân để dễ dàng nhận biết và tránh nhầm lẫn với tiêu chảy, như:
1.1. Phân không thành khuôn
Một số nguyên nhân gây ra triệu chứng phân riêng, nước riêng, có lúc rắn lúc sệt:
- Trẻ bú không đủ, bú quá nhiều cùng một lúc
- Nhiễm khuẩn đường ruột
- Dị ứng sữa, kém hấp thụ các dưỡng chất từ sữa mẹ
- Dùng thuốc kháng sinh
- Pha sữa quá đặc
- Mẹ ăn ít chất xơ, không ăn rau quả…
1.2. Phân sống ở trẻ sơ sinh thường có mùi chua
Phân của trẻ sơ sinh có mùi chua do các nguyên nhân dưới đây:
Trẻ không hấp thu hết các chất dinh dưỡng
Do hệ tiêu hoá của của trẻ còn non yếu không hấp thu được lượng đường và các chất dinh dưỡng trong sữa. Khi dư thừa sẽ gây kích ứng dạ dày, hoặc tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển. Vì thế gây ra tình trạng phân trẻ có mùi chua.
Ngoài ra, cũng có thể do cơ thể trẻ chưa có đủ enzym để phân giải đường lactose trong sữa mẹ, sữa công thức. Hay trong trường hợp cho trẻ ăn dặm quá sớm.
Nhiễm khuẩn, loạn khuẩn đường ruột
Trong trường hợp này do trẻ mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột làm lượng lợi khuẩn và tăng hại khuẩn dẫn tới trẻ đi ngoài phân sống, cũng như làm phân trẻ có mùi chua.
1.3. Trong phân có lẫn thức ăn chưa tiêu hoá hết.
Khi trẻ đi ngoài phân sống, thường thức ăn chưa tiêu hóa hết. Lúc này mẹ có thể nhìn thấy cả hạt, rau củ….và có nhầy bọt. Khi trẻ có các dấu hiệu đi ngoài phân sống lẫn thức ăn và có chất này, mẹ có thể nghĩ ngay tới các nguyên nhân sau:
Trẻ thiếu enzym tiêu hoá
Enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá thức ăn. Nó giúp chuyển thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thu. Cụ thể, enzym amylase được tìm thấy trong nước bọt và tuyến tuỵ giúp chuyển đổi tinh bột, glycogen và carbohydrate thành các loại đường đơn giản giúp trẻ dễ dàng hấp thụ hơn.
Hay lactase có trong ruột non, giúp tiêu hoá sữa nguyên chất, phân giải lactose tránh được tình trạng bất dung nạp lactose. Ngoài ra, còn có các enzym tiêu hoá như lipase, protease và cellulase.
Hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện
Do hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện, hay bị tổn thương do dùng kháng sinh, nhiễm khuẩn, viêm đường tiêu hoá dẫn đến khả năng sản xuất các enzym tiêu hóa còn hạn chế. Vì thế khả năng chuyển hoá, tiêu hoá, hấp thu thức ăn còn chậm. Đó chính là nguyên nhân dẫn tới trẻ ăn gì thì đi ngoài ra đó và có nhầy bọt.
1.4. Phân thường có lợn cợn các hạt và màu vàng ngả qua hơi xanh giống như màu dưa cải.
Lợi khuẩn có vai trò kích thích cơ thể sản xuất enzym tiêu hoá, giúp tiêu hoá thức ăn khó tiêu tại đại tràng, và đẩy các chất thải, độc tố ra ngoài, giúp nhu động ruột hoạt động trơn tru hơn, làm giảm các bệnh về đường ruột.
Tuy nhiên, trẻ mất cân bằng lợi khuẩn đường ruột do một số nguyên nhân:
- Trẻ sinh non, sinh mổ
- Cho trẻ ăn quá dặm sớm trước 6 tháng tuổi
- Mẹ pha sữa không đúng cách cho con
- Mẹ ăn phải các thức ăn nhiễm bẩn
- Sử dụng kháng sinh không hợp lý,….
Khi đó, hại khuẩn tăng lên và sinh ra độc tố gây hại đến cơ thể của trẻ nhỏ. Đồng thời, lượng lợi khuẩn giảm xuống khiến trẻ đi ngoài phân sống. Từ đó khiến trong phân có lợn cợn các hạt, có màu vàng ngả qua hơi xanh giống màu dưa cải.
1.5. Trẻ đau bụng quấy khóc, thường đi đại tiện sau khi ăn và trên 3 lần /ngày.
Trẻ bị đau bụng, quấy khóc nhiều hơn bình thường do:
- Trẻ bị đói, nóng, lạnh và hay mệt mỏi
- Dị ứng với sữa công thức, thành phần có trong sữa mẹ như: đường, đạm, chất béo,…
- Trẻ mắc một số bệnh lý đường ruột như viêm loét dạ dày, đại tràng co thắt,…
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Khi tiếp xúc với đồ chơi, bàn ghế, sàn nhà bị nhiễm khuẩn, nước uống nhiễm bẩn,… sẽ làm tổn thương lớp niêm mạc đường ruột khiến khả năng hấp thụ thức ăn kém đi.
- Sự co thắt bất thường của cơ vòng đường tiêu hoá dẫn đến tình trạng đau bụng. Từ đó thay đổi tần suất đại tiện.
Các dấu hiệu trên có thể giúp mẹ dễ dàng nhận biết phân sống ở trẻ sơ sinh. Trường hợp mẹ cho trẻ ăn dặm sớm hay dùng kháng sinh cũng là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ.
2. Nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh
Phân sống ở trẻ sơ sinh là một trong các nguyên nhân dẫn tới trẻ còi xương, chậm lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phân sống, cụ thể:
2.1. Cho trẻ uống sữa công thức
Trong trường hợp mẹ thiếu sữa thì việc bổ sung sữa công thức là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên, một số sữa như: sữa bò, sữa dê,… chứa hàm lượng đạm cao trên 3 g/100 kcal. Trong khi đó, cơ thể của trẻ không hấp thu được hết dẫn tới tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh. Do đó, lượng đạm hợp lý trong sữa công thức dành cho trẻ nằm trong khoảng 14-15%.
2.2. Cho trẻ ăn dặm sớm
Mẹ muốn con lớn nhanh nên thường cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Mà hệ tiêu hoá của trẻ lúc này còn non nớt, dễ bị tổn thương, chưa thể tiêu hoá các thực phẩm cứng hay lỏng ngoài sữa mẹ, sữa công thức. Đây cũng là lý do khiến hệ tiêu hoá của trẻ bị tổn thương khiến trẻ đi ngoài phân sống. Do đó, độ tuổi thích hợp nhất cho trẻ ăn dặm là trên 6 tháng tuổi.
2.3. Nhiễm khuẩn đường ruột
Môi trường sống của trẻ không đảm vệ sinh cũng là nguyên nhân gây đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh. Khi trẻ tiếp xúc với vật nuôi hay bàn ghế, nền nhà,….bị nhiễm khuẩn mà trẻ thường có thói quen đưa lên miệng. Vì vậy, virus, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hoá của trẻ gây tiêu chảy, đi ngoài phân sống, đau bụng dữ dội,…
Xem thêm: 5 điều mẹ cần biết về nhiễm trùng đường ruột ở trẻ
2.4. Dùng kháng sinh gây tình trạng phân sống ở trẻ sơ sinh
Khi trẻ bị viêm họng, viêm amidan, viêm phổi,…mẹ dùng kháng sinh cho con để diệt vi khuẩn có hại nhưng vô tình tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Hay mẹ đang cho con bú dùng kháng sinh cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh.
2.5. Trẻ sinh non, sinh mổ
Đối với trẻ sinh non khả năng tiếp xúc với lợi khuẩn đường ruột từ mẹ như: Bifidobacterium, Bacteroides, Lactobacillus,.. không đầy đủ dẫn tới giảm lượng lợi khuẩn so với trẻ sinh bình thường.
Với trẻ sinh mổ, không được tiếp xúc với lợi khuẩn đường ruột từ mẹ dẫn tới mất cân bằng lợi khuẩn từ lúc mới sinh.
2.6. Phân sống ở trẻ sơ sinh do mắc bệnh lý
Trẻ bị viêm loét dạ dày do nhiễm Hp. Do sinh hoạt, ăn uống không điều độ làm cho lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương, xuất hiện các vết loét. Bệnh lý này thường xuất hiện tình trạng phân sống. Kèm theo và còn có một số biểu hiện như: đau bụng âm ỉ, đi ngoài liên tục, người uể oải,…
Ngoài ra, còn một số bệnh lý khác như: hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng,…
Trẻ đi ngoài phân sống sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển của trẻ, gây mệt mỏi, chán ăn, hấp thu kém, còi cọc, chậm lớn. Do đó, mẹ nên có các biện pháp xử lý kịp thời để trẻ có thể phát triển hoàn thiện.
» Xem thêm: Phân sống ở trẻ – Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí
3. Giải pháp đơn giản xử lý phân sống ở trẻ sơ sinh tại nhà
Phát hiện sớm và xử lý kịp thời có thể làm giảm tổn thương đường tiêu hoá của trẻ, và nhanh khỏi hơn. Do đó, khả năng hấp thu các dưỡng chất tốt hơn giúp trẻ chóng lớn hơn. Dưới đây là một số giải pháp đơn giản áp dụng tại nhà, mẹ có thể tham khảo như:
3.1. Tăng số lần bú cho bé để giảm phân sống ở trẻ sơ sinh
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu của trẻ trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ chứa đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết như: đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng thích hợp cho sự hấp thu và phát triển của cơ thể.
Trẻ bú sữa mẹ giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ sơ sinh.
Tăng số lần bú cho con cũng là cách bù lượng nước mất đi. Đồng thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm gây ra khi bị mất nước như: co giật, yếu cơ,…
3.2. Bổ sung lợi khuẩn
Lợi khuẩn Bifidobacterium ức chế các vi khuẩn có hại nhờ cạnh tranh vị trí bám và các chất dinh dưỡng với hại khuẩn. Ngoài ra, chúng còn tiết ra các men loại bỏ vi khuẩn có hại nên ngăn cản được hại khuẩn tiết ra độc tố gây rối loạn tiêu hoá.
Lợi khuẩn kích thích sự tăng trưởng của tế bào miễn dịch. Chúng tăng sinh các kháng thể tự nhiên (IgA, IgG),..giúp chống lại các tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa được tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh.
TPBVSK Imiale – Lợi khuẩn sống, gắn đích từ Đan Mạch chứa chủng lợi khuẩn Bifidobacterium BB-12 phân lập tới đích có tác dụng cải thiện tình trạng phân sống ở trẻ bằng cách:
- Cân bằng hệ vi sinh đường ruột
- Bảo vệ niêm mạc hệ thống tiêu hóa
- Bổ sung các vitamin nhóm B giúp tăng cường tiêu hóa chất dinh dưỡng
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ
3.3. Chế độ ăn cho mẹ đang cho con bú
Để cải thiện tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ sơ sinh, mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn uống sinh hoạt của bản thân, như:
- Tránh ăn các thức ăn cay, nóng, thức ăn tái, còn sống.
- Hạn chế đồ uống có cồn, ga.
- Nên ăn chín uống sôi
- Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất như: chuối, quýt, cam,…
- Hàng ngày nên bổ sung 1 hộp sữa chua.
» Xem thêm: Hướng dẫn chăm sóc và xử trí dứt điểm rối loạn tiêu hóa ở trẻ
4. Kết luận
Trên đây là 5 dấu hiệu và 6 nguyên nhân thường gặp trong phân sống ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể vận dụng một số cách xử trí tại nhà giúp cải thiện tình trạng này. Từ đó, tránh được các hậu quả cho trẻ như: còi xương, suy dinh dưỡng, chậm lớn, chậm phát triển về thể chất lẫn trí tuệ, co giật, yếu cơ,… Nhờ vậy, trẻ có khả năng phát triển toàn diện, nhanh lớn hơn.
Nguồn tham khảo:
Để biết thông thông tin chi tiết vui lòng liên hệ với chuyên gia của chúng tôi qua hotline: 1900 9482 hoặc 096762 9482.
Dược sĩ Hải Yến tốt nghiệp ĐH Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhi khoa, dặc biệt lĩnh vực tiêu hóa, dinh dưỡng, da liễu nhi khoa. Hiện tại Dược sĩ Hải Yến đảm nhiệm vị trí tư vấn tại FHI Việt Nam.
Minh đã bình luận
Bác sĩ cho em hỏi. Bé nhà e bị đi ngoài 2 ngày 1 lần nhưng khi đi ra toàn nước và có màu hơi xanh là bị sao ạ
Cảm ơn bác sĩ ạ.
Hương Giang DS đã bình luận
Chào bạn. Tình trạng của bé hiện nay đang có dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa. Để có thể đánh giá chi tiết và cụ thể hơn bạn vui lòng liên hệ hotline 1900 9482 hoặc 09 6762 9482 nhé